Tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho bé đến trường
Cùng Nestlé Mom&Me tìm hiểu bí quyết chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho bé đến trường, dễ dàng hòa nhập với môi trường mới nhé!
Một trong những cột mốc quan trọng mở ra thế giới lớn cho bé chính là thời điểm bé đi học ngày đầu tiên. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách độc lập, chủ động với sự hướng dẫn của thầy cô mà không có cha mẹ kề bên. Vậy làm thế nào để con cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi bé đến trường?
Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), chia sẻ rằng điều trẻ cần là những kỹ năng, sự chuẩn bị tốt về tâm lý lẫn dinh dưỡng để tăng thêm tự tin và dễ dàng đón nhận một môi trường mới. Khi đó, tự trẻ sẽ có cách để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Dưới đây là những bước cụ thể để sẵn sàng cho bé đến trường nhẹ nhàng nhất.
Chuẩn bị tâm lý cho bé đi học mẫu giáo
Bé đến trường đồng nghĩa với việc con phải rời xa cha mẹ và đối mặt với nhiều thứ xa lạ. Do đó, sẽ phát triển sự lo lắng, điều này làm tăng khả năng hình thành tâm lý sợ trường, ngại lớp. Một trong những phương pháp thú vị được TS. Pletter giới thiệu nhằm chuẩn bị tâm lý cho bé đi học mẫu giáo, giúp bé giảm thiểu sự lo lắng về những thứ không chắc chắn, đó là biến nỗi sợ thành điều tò mò, hào hứng.
- Thay vì trò chuyện trực tiếp đến trường lớp, cô giáo, bạn nên kể và cho bé tham gia vào các hoạt động vui chơi sắp tới như cầu tuột, bấp bênh,…
- Trường mẫu giáo thường nhộn nhịp với nhiều hoạt động của các bạn nhỏ khác, trẻ cần làm quen với tần suất này để tăng tỷ lệ vui thích tiếp nhận môi trường mới. Trước khi bé đi học ngày đầu tiên, cha mẹ có thể dẫn trẻ đến các khu trò chơi, nhà sách,… khoảng trước 2 tuần để chuẩn bị tâm lý cho bé đi học mẫu giáo, giúp con cảm nhận không khí có nhiều bạn nhỏ như mình và sự nhộn nhịp nơi đây.
Cho con biết những kỹ năng cơ bản trước khi bé đến trường
GS. Hutchings, ĐH Bangor từng chia sẻ: Phần lớn thời gian đầu, con sẽ khó hòa nhập vào các hoạt động chung cùng cô và các bạn. Nguyên nhân là vì ở nhà, con thường nhận hướng dẫn từ một phía của cha hoặc mẹ, nhưng khi bé đến trường, hoạt động mà con nhìn thấy đến từ nhiều người cùng lúc khiến bé bối rối hơn khi phải xác định cần làm theo ai, cho đến khi bé thực sự quen thuộc với môi trường này.
Mỗi bé có một thời gian thích ứng khác nhau nên cha mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ có biểu hiện khó hòa nhập, ngồi 1 mình, hoặc ít tương tác. Dạy trẻ học trước những kỹ năng cho trẻ mầm non cơ bản ở trường sẽ giúp trẻ làm quen với môi trường được tốt hơn và rút ngắn giai đoạn này.
- Tập dợt kỹ năng hòa nhập với hoạt động của lớp ít nhất 1 tuần trước khi bé đến trường: Kỹ năng cho trẻ mầm non này đơn giản để giúp trẻ hiểu được những hiệu lệnh, hướng dẫn cơ bản từ cô, ví dụ như vỗ tay, ngồi xuống, đứng dậy,… Cha mẹ có thể ngồi với trẻ thành vòng tròn để trò chuyện với để trẻ quen với việc ngồi yên, lắng nghe. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Bật Mí Cách Dạy Con Giúp Trẻ Bớt Nhút Nhát để bé sẵn sàng hòa nhập với môi trường mới.
- Kỹ năng chăm sóc bản thân: Đây là kỹ năng cho trẻ mầm non khá bao quát, bao gồm nhiều yếu tố. Đối với trẻ ở độ tuổi này thì cha mẹ nên tập trung vào một số vấn đề cơ bản, đơn cử như việc nói ra nhu cầu của mình. Tâm lý chung là trẻ sẽ lo sợ, ngại ngùng trước nơi đông người xa lạ. Ví dụ, từ lúc nhỏ ở nhà, cha mẹ có thể dẫn trẻ đến phòng ăn để giúp trẻ thiết lập thói quen uống nước. Sau đó, cha mẹ có thể bắt đầu thường xuyên hỏi: “Con có khát không?” và để trẻ trả lời. Việc lặp lại thường xuyên thiết lập cách trẻ chủ động nói ra nhu cầu của mình, tương tự như việc ăn cơm, lấy đồ vật, đi vệ sinh,…
- Kỹ năng chơi với bạn bè mới: Hãy giúp trẻ học cách chào hỏi và nói tên mình trước để bắt đầu câu chuyện với các bạn xung quanh. Trước khi bé đến trường, cha mẹ có thể tập trước ở nhà bằng trò chơi nhập vai bằng cách hỏi trẻ tên gì, hướng dẫn trẻ trả lời và hỏi lại mẹ. Nhờ đó trẻ có phản xạ là người mở đầu hoặc ít nhất là không ngại ngùng trong cuộc trò chuyện với mọi người.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy trẻ biết nói và chia sẻ với các bạn thông qua hình ảnh hoặc thẻ chữ với cấu trúc như: Tôi có thể chia sẻ cảm giác của tôi, tôi có thể chia sẻ ý kiến của tôi... Trẻ con sẽ quen dần với điều gì trẻ sẽ cùng các bạn trên lớp cùng chia sẻ. Điều này cũng giúp trẻ hòa đồng tốt hơn khi bé đến trường.
Nguồn: https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition/posts/1688579847942438
Related articles