Sẵn sàng cho lần đầu làm bố

Mẹo hay cho lần đầu làm bố.

Article
Nov 19, 2021
5 min

Đây là những mẹo hay, giúp bạn sẵn sàng cho lần đầu làm bố. Xem ngay nhé! 

Làm bố khó lắm, phải đâu chuyện đùa. Sau khi lên chức bố, bạn sẽ trở thành trụ cột chính trong gia đình, chăm sóc cho cả 2 mẹ con. Hẳn bạn sẽ cảm thấy áp lực lắm đúng không. Đừng lo, những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp bạn sẵn sàng cho việc làm bố đấy.

1.  Hãy sẵn sàng đón con yêu chào đời 
Hãy cùng tham gia những lớp tiền sản với mẹ bầu và học hỏi những lời khuyên, kinh nghiệm từ bác sĩ, hộ lý nhé. Bạn biết không, nhiều bệnh viện còn cho phép bố vào tận phòng sinh nữa đấy. Vì vậy, hãy đọc thật nhiều, hỏi thật nhiều để biết được những điều cần làm khi đón con chào đời nhé.  

2.  Làm bố thì cần chăm con như thế nào?  
Hầu như, bạn sẽ phải chăm con từ A đến Z trong những ngày đầu như thay tã, cho con bú và tắm cho con nữa. Những kỹ năng này, bạn sẽ học được từ lớp tiền sản. Hơn hết, bạn cần chăm con vào buổi tối để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sau sinh. Do đó, hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe để sẵn sàng nhé. 

3.  Học cách hiểu con  
Mới chào đời, trẻ chỉ có thể dùng tiếng khóc và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Vì vậy, hãy cố gắng quan sát, lắng nghe và đoán đúng ý con cần nhé. Việc này không hề khó đâu, hãy tin theo bản năng làm bố sẵn có trong bạn như khi con khóc và ngậm tay thì có thể con đang đói, cần bú...Bạn cũng có thể tham khảo những biểu hiện này từ các sách dạy chăm con. 

4.  Hãy da tiếp da cùng con thường xuyên 
Việc này không chỉ mẹ cần làm mà bố cũng cần thực hiện nữa. Cho con tiếp xúc da kề da với bố không chỉ tăng sự gắn kết tình cảm cha con mà còn giúp trẻ điều hòa nhịp tim, nhiệt độ cơ thể nữa đấy.  

5.  Trò chuyện cùng con  
Trẻ chưa biết nói nhưng đã có thể lắng nghe. Hãy trò chuyện cùng con, nói cho con nghe về mọi việc bạn làm. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành vốn từ, tăng khả năng nhận thức và giúp cho quá trình học nói sau này dễ dàng hơn. Kể chuyện, đọc sách hoặc hát các bài hát cũng có tác dụng tương tự đối với trẻ nhỏ.  

6.  Hãy hỗ trợ mẹ cho con bú 
Cho con bú là một việc rất ý nghĩa, thiêng liêng nhưng cũng khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, sự hỗ trợ của bố là vô cùng cần thiết. Bạn có thể giúp kê gối cho mẹ đỡ mỏi lưng, giúp bế con sang cho mẹ, hoặc mang cho mẹ cốc nước. Những hành động này dù nhỏ thôi nhưng sẽ khiến mẹ cảm động đấy. Điều này sẽ cho mẹ thêm động lực để cho con dòng sữa ngọt lành. Bạn cũng nên là người chủ động cho con bú đêm (với sữa mẹ được vắt và trữ sẵn), để mẹ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn đời của bạn nhận thấy cô ấy không thể cho con bú, bạn có thể trấn an cô ấy rằng điều đó ổn và cân nhắc tìm hiểu về cách cho con bú bình và sữa công thức.  

7.  Hãy quan tâm nhiều hơn đến mẹ nhé  
Sau khi sinh con, cảm xúc của phụ nữ sẽ thay đổi thất thường và thường buồn rầu, mệt mỏi. Cuộc sống lãng mạn giờ đây đã có thêm người thứ 3. Hãy quan tâm đến những điều nho nhỏ, quan tâm, chia sẻ việc nhà và những trách nhiệm gia đình để giúp mẹ bớt đi căng thẳng, lo âu.  Cố gắng duy trì sự tích cực và hỗ trợ lẫn nhau khi bạn học cách làm cha mẹ cùng nhau. 

8.  Tự chăm sóc bản thân 
Hãy luôn nhớ rằng, khi bạn khỏe mạnh thì bạn mới có thể chăm sóc tốt cho vợ và con. Dành thời gian nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, ăn uống điều độ để đủ sức chăm con nhé.  

9.  Chia sẻ việc nhà 
Mẹ đã quá mệt mỏi vì việc sinh con, chăm con và cho con bú. Hãy cho mẹ thời gian hồi phục sức khỏe bằng cách chia sẻ việc nhà như giặt giũ, cơm nước, lau nhà nhé. Bạn không cần phải làm hết tất cả một mình. Chỉ cần sẻ chia và san sẻ để cả 2 đều có thời gian để nghỉ ngơi cho riêng mình. 

10.  Hãy chụp thật nhiều ảnh 
Tuổi thơ của con trôi nhanh như một cơn gió. Mới ngày nào con vừa chào đời, thoáng cái, đã hết 1 tuần rồi 1 tháng rồi lại một năm. Do đó, hãy chụp thật nhiều ảnh, ghi lại những kỷ niệm ngọt ngào và cả quá trình phát triển của con nữa nhé. Những bức ảnh sẽ là minh chứng tuyệt vời cho một hành trình làm cha mẹ trọn vẹn của bạn đấy, 

11.  Cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh 
Bạn có thể học hỏi từ những ông bố hàng xóm khác hoặc chính từ bố của mình về kinh nghiệm nuôi dạy một đứa trẻ với vai trò là người bố. Họ sẽ là nguồn tư vấn, ý tưởng và sự hỗ trợ tuyệt vời trong những thời điểm khó khăn vì họ có thể đã trải qua nhiều điều tương tự. Học hỏi từ họ về cách bạn có thể làm mọi việc hỗ trợ gia đình mình, đồng thời tìm cách dành thời gian cho bản thân mình! Bạn có thể thấy rằng bạn trở nên gần gũi hơn với cha mẹ của chính mình khi bạn hiểu rõ hơn về quan điểm của họ với tư cách là cha mẹ. 
 

Nguồn tham khảo:

https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/implementing-standards-resources/skin-to-skin-contact/  (Accessed July 2020)
https://mensline.org.au/being-a-dad/first-time-dad/ 
https://raisingchildren.net.au/grown-ups/fathers/early-days/new-dads-10-tips 
https://kidshealth.org/en/parents/father.html