Sẵn sàng “hành trang” ăn dặm cho bé
Xem ngay check-list những vật dụng không thể thiếu khi bắt đầu tập ăn dặm cho bé!
Những điều cần biết
Để hành trình tập ăn dặm cho bé diễn ra thật suôn sẻ, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng mọi vật dụng cần thiết từ chén, muỗng đến yếm...Rất nhiều đồ ăn dặm cho bé cần phải nhớ đấy nhé. Nhưng đừng lo, dưới đây là check-list đầy đủ nhất những vật dụng bạn cần để cho bé tập ăn dặm.
1. Nếu bạn định tập cho con ăn cháo hoặc ăn thức ăn xay nhuyễn, hãy chuẩn bị một chiếc máy xay sinh tố hoặc máy xay cầm tay, sẽ giúp việc xay nhuyễn thức ăn ăn dặm cho bé dễ dàng hơn..
2. Máy nghiền hoặc dụng cụ rây thức ăn cũng giúp làm nhuyễn thức ăn rất hiệu quả.
3. Hãy chọn bát ăn bằng nhựa an toàn (có thể dùng trong máy rửa bát, lò vi sóng hoặc khi cấp đông) có đế dính vào bàn để con không hất đổ khi ăn nhé.
4. Thìa nhựa hoặc thìa silicon nhỏ có đầu tròn nhẵn sẽ không làm tổn thương miệng và nướu của bé.
5. Thìa cán dài sẽ dễ dàng lấy thức ăn từ trong hũ đựng.
6. Hiện có những loại thìa có khả năng đổi màu khi thức ăn quá nóng, Bạn có thể cân nhắc sử dụng, tuy nhiên trước tiên vẫn cần đo nhiệt độ trước để đảm bảo an toàn.
7. Cho bé sử dụng yếm nhựa khi ăn để dễ vệ sinh. Những bữa ăn dặm đầu tiên có thể hơi bừa bộn vì bé thích chơi đùa với thức ăn nhưng bạn đừng cấm cản nhé, vì đó là niềm vui của con mà. Con thích thức ăn thì mới ăn ngon, ăn ngoan được nè.
8. Yếm nhựa thì dễ rửa nhưng yếm vải sẽ mềm mại và đa dụng hơn khi có thể dùng để lau miệng cho bé. Bạn nên cân nhắc sử dụng cả 2 loại.
9. Một chiếc tạp dề sẽ giúp quần áo của bạn luôn sạch sẽ khi chế biến món ăn dặm cho bé.
10. Mẹo hay nè: Hãy dùng Khay trữ thức ăn và các túi zip để cấp đông thức ăn dặm của con; vừa dễ bảo quản, vừa chia sẵn khẩu phần từng bữa ăn của con.
11. Sử dụng cốc dành riêng cho bé để con tập uống nước nhé. Cốc nên có van an toàn chống sặc
12. Hãy dùng túi ZIP để bảo quản bột ăn dặm cho con theo từng cữ khi cả nhà đi ra ngoài.
Rất tiện đấy.
13. Bát ăn dặm cho bé nên có nắp đậy kín, để đảm bảo vệ sinh khi chờ nguội.
14. Khi bé lớn hơn, bạn nên mua bát ăn dặm bằng nhựa, loại to hơn và có ngăn để chia các loại thực phẩm khác nhau.
15. Ghế ăn cao cho bé: sử dụng loại ghế có dây đai chắc chắn, dễ dàng gấp gọn, có khay ăn,
nắp và đệm có thể dễ dàng tháo rời để vệ sinh, điều chỉnh được độ cao để phù hợp với độ
tuổi của bé. Bạn cũng có thể mua thanh lý các vật dụng ăn dặm chất lượng tốt nhưng ít
được sử dụng trên các hội nhóm Facebook.
16. Dán lịch ăn dặm cho bé lên tủ lạnh để theo dõi thực đơn cũng như quá trình cho bé thử
món mới. Có thể mất đến 8 lần thử nghiệm để bé làm quen với một hương vị mới. Hãy
kiên nhẫn, bạn nhé!
17. Nếu bạn cho bé dùng loại ghế thấp và gấp gọn: hãy đặt ghế của bé lên ghế ăn gia đình, để
bé cảm nhận niềm vui trong bữa ăn cùng cả nhà nhé.
18. Thảm lót dưới ghế ăn dặm: vật dụng này không quá cần thiết nhưng sẽ hữu dụng nếu bé thường xuyên làm rơi thức ăn xuống đất. 19. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật dụng ăn dặm cho bé, hãy tham khảo thêm những gợi ý để cho trẻ bắt đầu ăn dặm tại đây