Vượt qua những cảm xúc tiêu cực khi làm ba mẹ
Có một điểm chung về cảm xúc của mọi ông bố, bà mẹ trên toàn thế giới trong hành trình nuôi dạy con cái, đó chính là: cảm giác có lỗi với con và cảm xúc này thường phổ biến ở những người mẹ trẻ. Hãy cùng tìm hiểu và vượt qua cảm xúc tiêu cực này nhé!
Cảm giác có lỗi khi làm ba mẹ là gì?
Tôi đã cố gắng hết sức chưa? Tôi có đang làm đúng không? Đây là 2 trong số những câu hỏi thường xuất hiện trong hành trình chăm sóc, nuôi dạy con và đây cũng là dấu hiệu của cảm xúc “có lỗi” khi làm ba mẹ. "Cảm giác có lỗi" là một cảm xúc bình thường và gần như không thể tránh khỏi, nhưng nếu không biết cách kiểm soát và vượt qua thì bạn có thể “mắc kẹt” trong những dòng suy nghĩ tiêu cực, lưỡng lự trong những quyết định khi chăm sóc con.
Đó có thể là sự dằn vặt bản thân, cảm thấy có lỗi khi để con ở nhà và quay lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản; đó có thể là cảm giác lo lắng không yên tâm khi để con ở nhà cùng bảo mẫu và quyết định hủy buổi hẹn mà bạn đã rất trông đợi…Dù bạn có lý do chính đáng đến đâu nhưng khi nghĩ về con, bạn đều cảm giác có lỗi. Đã đến lúc tìm giải pháp để vượt qua cảm xúc tiêu cực này rồi.
Điều gì gây nên cảm giác có lỗi khi làm ba mẹ?
Cảm giác có lỗi khi nuôi dạy con được tạo ra bởi những áp lực bên trong và bên ngoài. Áp lực bên trong có thể là do ba mẹ đã đặt kỳ vọng quá cao, muốn trở thành những phụ huynh hoàn hảo, cho con những điều tốt đẹp nhất và bảo vệ con khỏi những vấn đề mà chính ba mẹ đã từng trải qua trong thời thơ ấu, ví dụ như không muốn cho con ăn những thực phẩm tuy ngon nhưng lại không tốt cho sức khoẻ. Hoặc những ký ức khi còn trẻ tràn đầy màu hồng ùa về khiến bạn chưa kịp thích nghi để chăm con yêu thật tốt, bạn cảm thấy căng thẳng khi phải thừa nhận mình chưa sẵn sàng chăm con.
Những áp lực bên ngoài gây ra cảm giác có lỗi khi làm ba mẹ có thể là những đánh giá, so sánh cuộc sống của gia đình mình với bạn bè, người quen hay những ba mẹ khác trên mạng xã hội. Khi nhìn thấy những hình ảnh hạnh phúc của gia đình khác, thật khó để không “chạnh lòng” khi bản thân mình không thể cho con những trải nghiệm tuyệt vời như vậy. Nhưng ba mẹ ơi, những gì người khác thể hiện chưa chắc là cuộc sống thật của họ, nhiều gia đình có thể đăng những bức ảnh “du lịch sang chảnh”, rạng ngời nụ cười lên mạng xã hội nhưng sau đó có thể là những cơn bực tức, mệt mỏi và hối hả vì phải chăm con trong suốt chuyến du lịch. Vì vậy, đừng so sánh mình với người khác, hãy thoải mái làm tốt nhất những gì có thể và trải nghiệm hành trình làm ba mẹ vui vẻ, hạnh phúc nhé.
Cảm giác có lỗi khi làm ba mẹ có thể gây ra những ảnh hưởng gì?
Điều khó khăn nhất là phải thừa nhận cảm giác “có lỗi” của chính mình khi làm ba mẹ. Vì thừa nhận cảm xúc này, chẳng khác nào thừa nhận bản thân đang ghen tị, bất an hoặc ưu tiên bản thân hơn việc chăm sóc con cái. Nhưng ba mẹ ơi, nếu không nghiêm túc nhìn nhận cảm giác “có lỗi” này, chúng ta sẽ không vượt qua nó mà sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn “cảm giác có lỗi” – lo lắng, căng thẳng – tìm cách giảm căng thẳng – lại “cảm giác có lỗi”. Vòng lặp tiêu cực này sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh, đặc biệt là ở những người mẹ trẻ. Hãy can đảm đối mặt và vượt qua những cảm xúc tiêu cực này nhé.
Trong một cuộc khảo sát ở Trung Quốc, hơn một nửa người lần đầu làm mẹ (53%) cho biết họ thường có cảm giác có lỗi khi làm mẹ, 48% mẹ chia sẻ rằng họ đã từng trải qua tình trạng "trầm cảm sau sinh" nhẹ. Trong khi đó, chỉ có 6% người lần đầu làm mẹ ở Ba Lan trải qua tình trạng "trầm cảm sau sinh"; dù họ vẫn bị ảnh hưởng bởi cảm giác "có lỗi" với 41% người mẹ xác nhận mình từng có cảm xúc này.
Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi làm ba mẹ
Ba mẹ ơi, dẫu biết có rất nhiều áp lực trên hành trình chăm sóc, nuôi dạy con, đặc biệt là ở những quốc gia mà người mẹ phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm con, nhưng không có điều gì là hoàn hảo trên cuộc đời này và cũng không có ba mẹ nào là hoàn hảo 100%. Ai cũng có những vấn đề của riêng mình, hãy can đảm đối mặt và vượt qua, thoải mái làm tốt nhất những gì có thể và trải nghiệm hành trình làm ba mẹ vui vẻ, hạnh phúc nhé. Ba mẹ có thể xem thêm những gợi ý từ các chuyên gia để vượt qua cảm giác có lỗi khi làm mẹ tại đây
Xem thêm những gợi ý để vượt qua cảm xúc tiêu cực sau sinh tại đây và cách nhận biết những dấu hiệu trầm cảm sau sinh để phòng tránh tại đây
Những thông tin mà mẹ có thể cần
Xem thêm những khó khăn của ba mẹ trên toàn cầu khi nuôi dạy con
Ba Mẹ Trên Toàn Cầu
Nguồn tham khảo
Chỉ số nuôi dạy con, xuất bản đầu tiên năm 2021, theparentingindex.com
Sửa đổi lần cuối: tháng 6 năm 2022