Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Article
Nov 17, 2021
3 min

Cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ để giúp bé ngủ ngon và phát triển toàn diện nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

1.  Một giấc ngủ lành mạnh đòi hỏi 4 yếu tố: ngủ đầy đủ, giấc ngủ không bị gián đoạn, thời gian ngủ phù hợp với lứa tuổi và lịch trình ngủ đồng bộ với nhịp sinh học tự nhiên của trẻ. Hầu hết trẻ em sẽ tự thức dậy vào buổi sáng nếu chúng được ngủ đầy đủ và ngủ ngon. 

2.  Trẻ khó ngủ có thể do những thay đổi nhỏ như phải làm quen với giường mới, cũi mới hay thậm chí là chiếc mền yêu thích của con đã được đem giặt cũng có thể làm con khó ngủ. 

3.  Đừng lo lắng, con chỉ cần ít thời gian để làm quen và điều chỉnh lại thôi. 

4.  Hãy tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ và đều đặn nhé. 

5.  Làm những việc thư giãn giống nhau theo cùng một trật tự và vào cùng một thời điểm mỗi đêm sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Cho con tắm nước ấm sẽ giúp con bạn thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ. 

6.  Đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ, trẻ có thể ngủ sâu hơn và giúp bé thông minh hơn đấy.

7.  Hãy để đèn ngủ hoặc cửa mở theo ý thích của con (trong trường hợp trẻ sợ bóng tối). 

8.  Hãy thử cho con nghe "tiếng ồn trắng" - những âm thanh nhỏ, có tần số đều giúp con thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

9.  Hãy để con tự ru mình vào giấc ngủ, đây là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học. 

10.  Hãy luôn bên cạnh trước khi con chìm vào giấc ngủ nhưng đừng bế trẻ ra khỏi phòng nhé. 

11.  Hãy luôn đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái khi ngủ với nhiệt độ phòng và quần áo phù hợp. Có thể cho con mang theo món đồ chơi yêu thích vào giường ngủ. 

12.  Có thể cho trẻ ăn nhẹ trước khi ngủ nếu con hay đói bụng vào giữa đêm. Cho con uống sữa, ăn chuối trước khi đánh răng đi ngủ có thể giúp con ngủ ngon hơn đấy. 

13.  Khuyến khích con bạn nhận càng nhiều càng tốt ánh sáng tự nhiên trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Ánh sáng rực rỡ giúp ngăn tiết melatonin. Điều này giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ của trẻ. 

14.  Nhu cầu và mô hình giấc ngủ của trẻ em ở các độ tuổi là khác nhau. Ví dụ, một trẻ khi lớn lên, sẽ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, và thời gian ngủ của trẻ cũng rút ngắn lại. Vì vậy, trẻ em ở mọi lứa tuổi cần ngủ đủ theo nhu cầu để có thể chơi, học và tập trung trong ngày. 

15.  Đừng quá căng thẳng, tập cho con thói quen ngủ tốt có thể mất một chút thời gian nhưng lợi ích mang lại thì vô cùng to lớn, dài lâu.