CHỌN SỮA PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ 2-6 TUỔI
Sữa phát triển toàn diện cho trẻ 2-6 tuổi cần có những dưỡng chất gì? Cùng tìm hiểu để chọn được cho con nguồn dinh dưỡng tinh tuyển, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh dài lâu!
Trên 2 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh bên cạnh chế độ ăn hợp lý. Chính vì vậy, làm sao để chọn được loại sữa phát triển toàn diện cho trẻ là điều mà bố mẹ nào cũng quan tâm. Cùng Nestlé Mom&Me tìm hiểu những dưỡng chất quan trọng cần có cũng như lưu ý để chọn được sữa tốt cho con nhé!
- Thành phần đạm dễ tiêu hóa và hấp thu
- Thành phần hỗ trợ tăng đề kháng cho bé
- Thành phần giúp tăng cường thể chất và phát triển trí não
Thành phần đạm dễ tiêu hóa và hấp thu
Sữa bò là thực phẩm cung cấp chất đạm tốt nhất cho trẻ. Chất đạm lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô của cơ thể, qua đó giúp trẻ phát triển về thể chất và góp phần tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, không phải loại đạm nào cũng dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Trong sữa bò có 2 loại đạm là đạm A1 và đạm A2.
Trong đó, đạm A1 β-casein vốn là một trong những nguyên nhân gây ra một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa ở trẻ. Đạm A2 β-casein đã được chứng minh gần với đạm β-casein có trong sữa mẹ(1), mang lại hiệu quả về tiêu hóa vượt trội, cải thiện các vấn đề của bé bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… do không dung nạp đạm). Nhờ có proline ở vị trí 67, đạm A2 giúp hạn chế giải phóng peptid BCM-7 - một loại acid amin có thể gây khó chịu ở dạ dày và các triệu chứng tương tự như chứng không dung nạp đường sữa(2)
Nhưng không phải sữa bò nào cũng có đạm A2 và trên thế giới chỉ có khoảng 30% giống bò sản xuất được đạm A2. Sữa đạm A2 chỉ có trong sữa của giống bò thuần chủng cổ đại hơn 5.000 đến 10.000 năm trước. Theo dòng thời gian, những giống bò cổ đại này đã bị lai tạp và tiến hóa thành giống bò A1 ngày nay, cho ra sữa đạm A1 khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, khi chọn lựa sữa phát triển toàn diện cho trẻ, bố mẹ hãy ưu tiên chọn lựa các sản phẩm sữa có thành phần đạm A2, được chiết xuất từ nguồn sữa của những giống bò thuần chủng, được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín nhé.
Thành phần hỗ trợ tăng đề kháng cho bé
80% tế bào miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa, chính vì vậy hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Tiêu hóa khỏe chính là nền tảng cho đề kháng khỏe, giúp trẻ giảm nguy cơ bệnh do các tác nhân bên ngoài gây ra. Hai nhóm dưỡng chất quan trọng trong sữa phát triển toàn diện giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ là:
- Phức hợp quý 5HM-O: HM-O là thành phần chất rắn phổ biến thứ 3 trong sữa mẹ với 200 loại khác nhau được chia làm 3 phân nhóm chính. Về mặt định lượng, HM-O thậm chí còn nhiều hơn cả protein có trong sữa mẹ và có vai trò quan trọng trong việc tạo lớp màng bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh trong giai đoạn sơ sinh và hỗ trợ trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch trong những năm tháng đầu đời. Các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ 2-6 tuổi trong những năm gần đây đã kết hợp 5 loại HM-O trong sữa mẹ (2'-FL, DFL, LNT, 3'-SL và 6'-SL) thành phức hợp quý 5HM-O. 5 loại HM-O này là đại diện tiêu biểu cho cả 3 phân nhóm HM-O có trong sữa mẹ, giúp thu hẹp khoảng cách về tính đa dạng của HM-O giữa sữa công thức với sữa mẹ(3).
- B.Lactics và Bifidus BL: Đây là những vi sinh vật có lợi giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và duy trì đường ruột khỏe mạnh của trẻ, qua đó, dạ dày tiêu hóa tốt và hấp thu tốt hơn.
Thành phần giúp tăng cường thể chất và phát triển trí não
Một yếu tố quan trọng khác để chọn được sữa phát triển toàn diện cho trẻ là công thức dinh dưỡng của sữa phải đầy đủ và cân đối các vitamin, khoáng chất như vitamin B, D, kẽm, canxi cũng như bổ sung các axit béo giúp phát triển não bộ như DHA, ARA…qua đó, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Cuối cùng, bố mẹ cũng đừng quên rằng dinh dưỡng là nền tảng nhưng chính tình yêu thương chăm sóc của bố mẹ mới chính là động lực mạnh mẽ, giúp con khỏe mạnh hơn mỗi ngày!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Adapted from Brignon, 1977; Davies, 1980; Monaci, 2008; Kunz, 1992 and Wal, 2002.
(2) Kaminski S et al., J Applied Genet. 2007;48:189-198. 2. Sadler MJ, Smith N. Infant. 2013;9:173-176.
(3) Bauer V, et al. Abstract at Excellence in Pediatrics Conference 2021
He M et al., Nutr I. 2017 : 16:72
Sadler M.J., Smith N. et al. Infant 2013; 9(5): 173-76
Austin, Sean et al., Nutrients. 2019:11,6; 1282
https://www.fda.gov/media/100020/downloadhttps://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/6098
https://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/6097
https://www.fda.gov/media/129970/download
https://www.fda.gov/media/134910/download
https://www.fda.gov/media/135802/download
https://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/5717
https://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/5907
C.Picard et al. Aliment Pharmacol Ther 2005:22; 495–512