Bé phát triển thị giác như thế nào
Bé yêu tròn xoe mắt nhìn mình, đôi khi chăm chú vào một đồ vật nào đó. Làm thế nào để bé thật sự nhìn thấy mình và nhận thức về thế giới xung quanh. Làm thế nào để mình có thể biết được bé có bị rối loạn thị giác hay không?
Từ khi chào đời, việc quan sát mọi vật xung quanh của bé tuy bị hạn chế nhưng vẫn đạt được tầm nhìn xa bình thường. Sau vài tháng tuổi, bé đã có thể nhìn thấy mọi thứ như người lớn chúng ta. Khi đó, bé dần nhận thức mọi điều quanh mình như màu sắc, đồ vật... và giúp bé thay đổi cách đón nhận cuộc sống.
Thị giác của bé phát triển như thế nào?
Khi vừa rời bụng mẹ, bé đã có thể nhìn thấy bố mẹ, mặc dù tầm nhìn của bé chỉ ở mức 30 – 50 cm và bị hạn chế bởi các sắc xám. Lúc này, bé chỉ tập trung vào việc nhìn thấy và nhận ra mẹ của mình. Thời khắc thiêng liêng ấy thật khó quên với muôn vàn cảm xúc và mong muốn được đón nhận nhiều điều tốt đẹp hơn.
Tầm nhìn của bé sẽ dần rõ hơn. Trong tháng đầu tiên, bé yêu có thể dõi theo một vật đang di chuyển và chăm chú nhìn ngắm gương mặt của bố mẹ để cảm nhận kích thước. Từ tuần thứ 6, bé nhận diện được màu đỏ và xanh. Đến tháng thứ 4, thị giác của bé sẽ phát triển đồng đều ở 2 mắt để cảm nhận khoảng cách. Lúc này, bé bắt đầu thích cầm nắm những vật gần mình.
Càng ngày tầm nhìn của bé sẽ xa hơn và khả năng phân biệt màu sắc sẽ chính xác hơn. Khoảng 1 năm tuổi, bé đã bắt đầu phối hợp giữa việc nhìn và di chuyển cơ thể. Đây là nền tảng để bé có thể khám phá thế giới quanh mình bằng cả tay và chân, trước khi tập đứng.
Từ 18 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ cảm nhận được mọi vật một cách chi tiết hơn và tự chủ được tầm nhìn để nhận diện thế giới xung quanh, như việc phân biệt những thành viên trong gia đình, nhìn thấy những đồ vật ở xa, leo trèo, ước lượng chiều cao của bậc thang, biết yêu và ghét. Bé sẽ mau chóng có thể vẽ lại và tô màu những gì nhìn thấy được.
Chăm sóc thị giác cho bé yêu
Bé yêu của mẹ có thể bị rối loạn thị giác và mẹ cần biết những dấu hiệu để phát hiện kịp thời: chảy nước mắt sống, đỏ mắt, di chuyển vụng về, đau đầu vào ban đêm. Nếu bé có những triệu chứng trên, mẹ cần đưa bé đến bác sỹ nhãn khoa ngay. Khi được phát hiện kịp thời, việc điều trị sẽ thuận tiện hơn và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, đặc biệt là việc đọc. Trong một vài trường hợp, có thể dùng kính và áp dụng các bài tập mắt để điều trị.
Có tới 5% trẻ bị tật lác mắt do lệch trục nhãn cầu. Hiện tượng này xảy ra ở trẻ từ khi mới sinh cho đến 2 – 3 năm tuổi. Đến tháng thứ 3, trục nhãn cầu của bé sẽ dịch chuyển một chút. Tuy nhiên, dù là chứng lác mắt tập trung hay phân kỳ đều cần được can thiệp và chữa trị kịp thời. Một xét nghiệm nhỏ đo độ phản xạ của mắt sẽ giúp bác sỹ xác định tình trạng thị giác của bé có bị lác mắt hay không.
Mẹ cũng có thể tự kiểm tra khả năng thị giác của bé bằng cách dùng tay che một bên mắt và tiếp theo cho mắt còn lại trong vài giây. Nếu bé chảy nước mắt khi mẹ che mắt phải, nghĩa là mắt trái của bé đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, để có những kết luận chuẩn xác hơn, mẹ nên đưa bé đến bác sỹ chuyên khoa.
Mẹ cũng cần để ý đến bé kỹ hơn vào mùa hè vì mắt của bé có khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời cao hơn người lớn. Mẹ nên chuẩn bị cho bé xe đẩy có mái che và luôn đội mũ cũng như kính mát để bảo vệ bé được tốt hơn
Related articles