Theo dõi tăng trưởng thể chất ở bé 2-3 tuổi
Tốc độ tăng trưởng của bé 2-3 tuổi sẽ chậm hơn so với 2 năm đầu tiên. Khi cân đo cân nặng và chiều cao của bé sau mỗi tháng, thậm chí chúng ta cũng sẽ không thấy có nhiều sự khác biệt. Vì thế, để đánh giá mức tăng trưởng của bé một cách chính xác, các bố mẹ có thể nhớ một lưu ý đơn giản: Bé 1 tuổi thì mỗi tháng cân đo 1 lần, bé 2 tuổi mỗi 2 tháng cân đo 1 lần, bé 3 tuổi mỗi 3 tháng cân đo 1 lần…cho đến khi bé 6 tuổi. Và ở giai đoạn này, sự tăng cân của bé không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn nhiều yếu tố khác như bệnh tật hoặc mức độ tiêu hao năng lượng cho hoạt động thường ngay của bé…nên sự khác biệt về tốc độ và mốc phát triển giữa các bé cũng rõ hơn vì mỗi bé có cơ địa khác nhau. Do đó, bố mẹ không nên so sánh mức phát triển của con mình với các bé khác quá nhiều, chỉ cần bé tăng cân, chiều cao đúng chuẩn và học tập chơi đùa khỏe mạnh là ổn rồi.
1 NHỮNG LƯU Ý KHI ĐO LƯỜNG QUÁ TRÌNH TĂNG CÂN CỦA BÉ TRONG GIAI ĐOẠN NÀY
Nếu bé không tăng cân trong 3 tháng liền có nghĩa là sự phát triển của trẻ đang bị ngừng lại. Đó là dấu hiệu báo động về sức khỏe và quá trình chăm sóc con chưa ổn, có thể về mặt dinh dưỡng hoặc do bé thường xuyên bị bệnh dẫn đến việc lên cân nhưng lại xuống cân do bệnh…Mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và bổ sung cho con các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, uống sữa để tăng cường hệ miễn dịch của bé như sữa Nan bổ sung nhiều vitamin đa dạng, cùng lợi khuẩn Probifidus Bifidus giúp tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cho con.
Hàng tháng trẻ tăng cân nhưng cân nặng vẫn ở dưới giới hạn bình thường một chút thì cũng không có gì đáng ngại. Mẹ chỉ cần chú ý đảm bảo đủ số bữa ăn của trẻ, đủ số lượng và chất lượng mỗi bữa, đồng thời chăm sóc con tốt hơn, quan tâm gần gũi, tình cảm với trẻ để giúp trẻ tiếp tục tăng cân, nhanh chóng đạt được cân nặng ở mức không bị suy dinh dưỡng.
Nếu bé dư thừa cân nặng thì nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Vì thế, mẹ cần giảm lượng chất béo và tinh bột trong khẩu phần ăn của bé xuống, khuyến khích bé vận động chơi đùa nhiều hơn để tiêu hao năng lượng thừa.
2. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG Ở TUỔI NÀY CÓ THỂ TÓM TẮT NHƯ SAU:
Từ 2-3 tuổi, mỗi tháng bé chỉ tăng trung bình 200gr, chậm hơn nhiều so với giai đoạn 1-2 tuổi.
Lúc 2 tuổi
Bé gái nặng trung bình 11,5 kg ( dao động từ 10,2-13 kg), dài trung bình 86,4 cm (dao động từ 83,2-89,6 cm), chiều cao đứng của bé vào khoảng 85,7 cm Bé trai nặng trung bình 12,2 kg (dao động từ 10,8-13,6 kg), chiều dài trung bình của bé là 87,8 cm (dao động từ 84,8-90,9 cm), chiều cao đứng rơi vào khoảng 87,1 cm.
Lúc 3 tuổi
Bé gái trung bình nặng 13,9kg ( dao động từ 12,2-15,8kg), và cao tầm 95,1cm (dao động từ 91,2-98,9 cm) Bé trai nặng trung bình 14,3kg (dao động từ 12,7-16,2kg), cao khoảng 96,1cm (dao động từ 92,4-99,8 cm). Để đánh giá đúng mức phát triển của con, mẹ cũng nên dùng biểu đồ tăng trưởng của WHO dành cho bé trai và bé gái.
3. LƯU Ý DINH DƯỠNG CHO BÉ 2-3 TUỔI
Ở tuổi mẫu giáo, bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn đa dạng là một chế độ ăn trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm quan trọng (tinh bột, chất béo, chất xơ & vitamin, chất đạm).
Mẹ nên cho bé ăn ngày 3 bữa chính ( 2 bữa cơm nát + 1 bữa cháo) và 2 bữa phụ (nếu bé có cân nặng đúng chuẩn), bổ sung thêm 3 bữa phụ nếu bé thiếu cân với sữa chua, trái cây, sữa, phô mai…
Sữa vẫn là thức ăn cần thiết cho bé trong giai đoạn này giúp cung cấp can xi và các chất dinh dưỡng khác. Lượng sữa cần thiết cho bé khoảng 400ml/ngày.
BS CK II Nguyễn Thị Thu Hậu Trưởng khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2
Related articles