Làm gì khi bé kén ăn và biếng ăn?

Làm gì khi bé kén ăn và biếng ăn?

Bé từ 12 - 24 tháng tuổi
Article
Oct 15, 2015
6 min

Mỗi bữa ăn với con cứ như một cuộc chiến. Con từ chối không chịu thử tất cả mọi thứ mẹ chuẩn bị. Điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con không? Mẹ nên làm thế nào?

Hãy yên tâm, không có cha mẹ nào chưa từng trải qua chuyện này: bạn kỳ công chuẩn bị một bữa ăn ngon với đầy yêu thương và bé con cứ nhất quyết một mực không ăn!
Bạn cảm thấy thất vọng, điều này cũng là bình thường với tâm trạng mong con ăn ngoan mau lớn, bạn sẽ ghét phải nghe những từ “ không ăn”, “ không thích” hay “ư!”  từ bé. Thêm vào đó, bạn cảm thấy tội lỗi ( mẹ không phải là một đầu bếp giỏi, mẹ không làm được.. vv.)
 
Bí mật lớn để vượt qua giai đoạn này là giữ sự bình tĩnh nhất có thể để tách bạch giữa tình yêu với giáo dục, và cho ăn với tình cảm. Tất nhiên nói bao giờ cũng dễ hơn thực hiện, hướng dẫn của chúng tôi sẽ giúp bạn, mặc dù bạn nên an tâm rằng: một đứa trẻ sẽ không bao giờ để cho mình chết vì đói!


Bé thích nói không -  điều này có nghĩa gì ?

Khoảng 18-24 tháng tuổi, con bạn sẽ bắt đầu hình thành và khẳng định tính cách. Nếu bé nhận ra rằng từ “không” có thể khiến mẹ rối trí, bé có thể tận dụng mọi cơ hội thử cách này để khiến bạn nhận ra bé có khả năng chống lại uy quyền của bạn. Đây là khởi đầu của giai đoạn “ không”, một giai đoạn chống đối rất thông thường trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Thêm vào đó, bước ngoặt này cũng báo hiệu rằng bé đã có rất nhiều việc hứng thú khác để làm ngoài việc ăn.  Bé còn mải mê khám phá bao nhiêu là thứ, còn bao nhiêu nơi để tới và cơ man nào là trò chơi. Việc từ chối bạn cũng vì thế thể hiện mong muốn độc lập của bé.
 


Có phải tất cả trẻ em 2 tuổi đều giống nhau ?

Khi nói chuyện với bạn bè, bạn có thể nhận ra rằng những bé 2 tuổi thường có sở thích tương tự khi nói đến thực phẩm :
• Bé bị hấp dẫn bởi vị ngọt, các thực phẩm nhiều đường hơn hết thảy.
• Bé cũng thấy ngon miệng khi ăn mì ống, gạo và khoai tây.
• Ít quan tâm đến rau .
• Bất đắc dĩ mới phải thử thức ăn mới .
 
Giai đoạn này khá phổ biến với trẻ nhỏ còn được gọi là giai đoạn "ngán sợ thực phẩm", hoặc "ăn uống kén chọn". Con bạn bác bỏ bất kỳ thực phẩm mới nào bạn chuẩn bị cho bé thông qua sự cảnh giác và sợ hãi những thức ăn lạ. Một số trẻ có biểu hiện này rõ rệt hơn các trẻ khác, và thường biến mất khi trẻ đến 6 hoặc 7 tuổi. Vì vậy hãy kiên nhẫn chờ đợi và nhớ rằng mọi người mẹ đều phải chịu đựng và trải qua giai đoạn này.
Bạn cũng dễ dàng ép bé phải ăn, nhưng sẽ sớm nhận ra đó là lựa chọn không khôn ngoan, hãy dũng cảm lên!


 
Nhận biết cảm giác ngon miệng và  khẩu vị của trẻ

Giai đoạn trẻ nói “không” cũng như chứng ngán sợ thức ăn không phải là lời giải cho mọi trường hợp bé không chịu ăn, cũng có thể bé chỉ đơn giản không cảm thấy đói vào lúc đó.
Sự thèm ăn thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Cảm thấy mệt mỏi và thậm chí đau răng cũng có thể khiến bé ít thèm ăn. Đừng lo lắng, bé sẽ ăn tất cả những thứ mà bé cần, và sức khỏe của bé sẽ không bị ảnh hưởng miễn là tốc độ phát triển của bé vẫn ổn định
 
Một khả năng khác là bé thực sự không thích các thực phẩm bạn đang  cho bé ăn, bạn có thể nhớ lại hồi xưa mình ghét ăn rau thế nào. Sau nhiều lần bé từ chối một món ăn nhất định bạn có thể giả định rằng bé không thích loại thực phẩm này. Không quan trọng, chế độ dinh dưỡng của bé về tổng thể vẫn có thể cân bằng.
Ngoài ra, đừng quên rằng đôi khi  không nhất thiết do hương vị của thực phẩm mà là kết cấu xơ có thể khiến trẻ không thích . Hãy thử sử dụng rây để loại bỏ xơ từ các loại rau củ xay nhuyễn và hạt từ các sinh tố trái cây.
 


Tôi có thể dùng chiến thuật nào để đối phó với “người kén ăn bé nhỏ” này đây?


 
Bé đã quyết định nổi loạn, ngậm chặt miệng và không chấp nhận bất cứ chiến thuật dụ dỗ nào của bạn  ( vừng ơi mở ra, máy bay tới nè, một muỗng cho mẹ nhé, ngày xưa có một cậu hoàng tử nhỏ chịu ăn hết chén súp của mình ... v.v) ! Đừng hoảng sợ, bé đã tuyên chiến nhưng bạn có nguyên tắc không đe dọa, và chắc chắn không có đàm phán. Nếu con không muốn ăn, được rồi, nhưng con sẽ không được ăn gì thêm mà chỉ uống nước thôi cho tới bữa ăn kế tiếp.
Phải thừa nhận rằng lần đầu tiên sẽ không dễ dàng gì, nhưng rồi bé sẽ nhận ra, và hiểu rằng bé nên thỏa hiệp với bạn. Một thái độ quan trọng nên áp dụng: không biến bữa ăn thành một cuộc nài nỉ dụ dỗ. Bé không ăn để làm hài lòng bạn, bé cần học được niềm vui và sự ngon miệng và trong bữa ăn để phát triển tình yêu với thực phẩm của mình.
 


Có nên ép bé ăn?


 
Tốt hơn để tránh những cuộc chiến và những màn khóc lóc. Chỉ yêu cầu bé nếm thử và khen ngợi bé vì đã làm như vậy, ngay cả khi bé không thích. Sau đó cung cấp các thực phẩm tương tự  dưới những hình thức khác nhau một vài ngày sau đó .
Một khả năng khác: hãy bàn giao nhiệm vụ cho bé ăn cho người khác. Đôi khi bé chỉ nói không với mẹ, nhưng lại rất nghe lời ba, hoặc sẵn sàng thử hay ăn các loại thực phẩm mới với người giữ trẻ. Kết quả là chế độ dinh dưỡng của bé vẫn sẽ cân bằng, và bạn có thể thư giãn với con sau khi bữa ăn kết thúc.


 
Cho bé một bữa ăn tập trung
 


Để không làm phân tâm đứa trẻ hiếu động và kén ăn này, hãy tắt truyền hình trong giờ ăn và dẹp đồ chơi ra ngoài tầm với. Hướng cho bé  tập trung vào các màu sắc, kết cấu và hương vị của bữa ăn của. " Cà rốt màu gì ? "
Thay vì chất đầy thức ăn lên đĩa, bạn hãy chia nhỏ ra thành nhiều phần, bạn cũng có thể chú trọng đến cách trình bày ngộ nghĩnh, với muỗng và đĩa sặc sỡ để cho bữa ăn của thiên thần nhỏ trở nên vui vẻ và hào hứng hơn.

Related articles

View details Làm thế nào để hiểu được ngôn ngữ của bé
Article
be-ky-nang-giao-tiep-1.jpg

Làm thế nào để hiểu được ngôn ngữ của bé

Dù bé đang vui vẻ đạp xe, tươi cười rạng rỡ hay khóc thật to khi đi ngủ, bé đang cố giao tiếp với mẹ đấy!

3 min to read

View details Ưu và nhược điểm của từng giải pháp trông trẻ
Article
giải pháp trông trẻ 1

Ưu và nhược điểm của từng giải pháp trông trẻ

Quay trở lại công việc sau thời gian nghỉ hộ sản là một tin vui nhưng việc chọn giải pháp trông trẻ quả thật là một vấn đề cho mẹ.

5 min to read

View details Phát triển tâm lý và tâm thần vận động của bé 1 – 3 tuổi (phần 2)
Article
Tam ly va tam than van dong 2

Phát triển tâm lý và tâm thần vận động của bé 1 – 3 tuổi (phần 2)

5 min to read

View details Giúp bé phát triển toàn diện IQ, ngôn ngữ và EQ
Article
Bí quyết giúp bé phát triển toàn diện IQ và EQ

Giúp bé phát triển toàn diện IQ, ngôn ngữ và EQ

Bố mẹ có thể hỗ trợ gì để con phát triển toàn diện chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) khi bé từ 1 đến 2 tuổi? Xem ngay!

5 min to read

View details Nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?
Article
Nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?

Nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?

Bố mẹ đang phân vân nên cho bé đi học mầm non hay tìm người trông trẻ?

6 min to read

View details Mẹ hiện đại nuôi con và câu chuyện “cái cân bị đau”
Article
nuôi dạy con

Mẹ hiện đại nuôi con và câu chuyện “cái cân bị đau”

7 min to read

View details Cách dạy trẻ 1-2 tuổi phân biệt màu sắc
Article
Cách dạy trẻ 1-2 tuổi phân biệt màu sắc

Cách dạy trẻ 1-2 tuổi phân biệt màu sắc

Bật mí với mẹ cách dạy trẻ phân biệt màu sắc giúp con phát triển khả năng nhận thức trong giai đoạn 1-2 tuổi. Xem ngay nhé!

4 min to read

View details Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Article
Giáo dục giới tính 1

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Ở độ tuổi mầm non, tức giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh.

7 min to read

View details Quá trình phát triển tâm thần vận động của bé từ 1-2 tuổi
Article
Phát triển tâm thần vận động bé 1-2 tuổi

Quá trình phát triển tâm thần vận động của bé từ 1-2 tuổi

Quá trình phát triển trí tuệ của bé là một quá trình học hỏi lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của cả bé và mẹ.

5 min to read

View details Cách đọc cân nặng cho bé 0-5 tuổi
Article
Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất

Cách đọc cân nặng cho bé 0-5 tuổi

Trẻ còi cọc, hay ốm vặt cũng có thể do bé thiếu chất. Đây chính là lý do bạn cần có chế độ dinh dưỡng cho bé một cách khoa học.

3 min to read

View details Vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện
Article
Vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện

Vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện

Cùng tìm hiểu một số mẹo để khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, thúc đẩy sự phát triển toàn diện ch

4 min to read

View details Thực đơn cho bé
Article
thuc-don-cho-be-1.jpg

Thực đơn cho bé

Mẹ đang bí ý tưởng lên thực đơn cho bé? Có lẽ những thực đơn gợi ý của Nestlé sẽ chinh phục được mẹ đấy!

1 min to read

View details Mẹ yên tâm với công thức sữa đột phá giúp con tăng đề kháng
Article
file-sua-nan-supreme-angle-5-to-dantri-2105-docx-1590632195716.jpeg

Mẹ yên tâm với công thức sữa đột phá giúp con tăng đề kháng

Sữa công thức đầu tiên bổ sung tới 2 loại dưỡng chất HMOs (Human Milk Oligosaccharides) trong dòng sản phẩm Nestlé NAN sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cả năm dài khỏe mạnh khi mà ‘dịch Covid-1

5 min to read

View details Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho hệ tiêu hóa của trẻ
Article
Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho hệ tiêu hóa của trẻ

Mẹ ơi, vào xem ngay cách bổ sung lợi khuẩn để con được tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ t

5 min to read

View details NHU CẦU DINH DƯỠNG - THỰC ĐƠN CHO BÉ 12-24 THÁNG TUỔI
Article
Hình minh họa về nhu cầu dinh dưỡng cho bé từ 12 - 24 tháng tuổi

NHU CẦU DINH DƯỠNG - THỰC ĐƠN CHO BÉ 12-24 THÁNG TUỔI

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 12-24 tháng tăng cao so với trước đó. Vì đây là giai đoạn con bắt đầu tập đi, bé cần nhiều năng lượng hơn để vận động, khám phá và vui chơi.

4 min to read

View details Chọn sách cho bé yêu
Article
Chọn sách cho bé

Chọn sách cho bé yêu

Thật khó để đưa ra quyết định mỗi lần dạo quanh khu vực sách thiếu nhi trong hiệu sách yêu thích của mẹ. Có rất nhiều thể loại sách dành cho bé.

4 min to read

View details Mẹ có biết: Lợi khuẩn tác động tích cực tới hệ tiêu hóa và phát triển của trẻ
Article
Hình minh họa lợi khuẩn tác động tích cực đến trẻ

Mẹ có biết: Lợi khuẩn tác động tích cực tới hệ tiêu hóa và phát triển của trẻ

4 min to read

View details Bữa Xế Dinh Dưỡng Cho Bé 1 tuổi
Article
Bữa xế dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Bữa Xế Dinh Dưỡng Cho Bé 1 tuổi

Tham khảo gợi ý để chọn lựa bữa xế dinh dưỡng cho bé 1 tuổi cho con năng lượng để vận động, khám phá và vui chơi, mẹ nha!
 

4 min to read

View details Quá trình phát triển của trẻ giai đoạn 1-2 tuổi
Article
Quá trình phát triển của trẻ giai đoạn 1-2 tuổi

Quá trình phát triển của trẻ giai đoạn 1-2 tuổi

Quá trình phát triển của trẻ giai đoạn từ 1-2 tuổi sẽ có rất nhiều thay đổi. Cha mẹ cần chú ý quan sát để dạy con đúng cách.

5 min to read