Cách dạy con hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu một số cách dạy con hiệu quả để hạn chế tình trạng bé quá phụ thuộc vào các thiết bị điện tử nhé!
Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mỗi ngày trên mạng xã hội có hàng nghìn thông tin hấp dẫn, thú vị thu hút từ trẻ nhỏ đến người lớn được đăng tải. Hiện nay, không khó bắt gặp hình ảnh trẻ chăm chú vào các thiết bị điện tử trong nhiều giờ liền thay vì hoạt động ngoài trời. Bài viết sau đây sẽ mách cho bạn cách dạy con hình thành các thói quen lành mạnh và tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiệu quả.
Theo chia sẻ từ chuyên gia Anh Nguyễn, hiện làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Worcester (Anh), điều đầu tiên bố mẹ nên làm là tìm hiểu rõ nguyên nhân, nội dung mà trẻ đang say mê để áp dụng các giải pháp phù hợp.
Thế giới ảo có sức hấp dẫn to lớn với mọi đứa trẻ
Phần lớn trẻ nhận ra rằng thế giới ảo khác với thế giới thật, nơi đây không có sự tương tác trực tiếp giữa người với người nên trẻ không cần nỗ lực nhận thức hay nghĩ cách phản ứng so với giao tiếp thường ngày.
Trẻ từ 2 – 6 tuổi thường hiểu thế giới như mảnh ghép gồm hình ảnh, âm thanh, các vấn đề tương tác liên quan đến xúc giác (chạm-kéo-thả). Do đó, việc trẻ hứng thú để tìm cách ghép nối để hiểu tổng thể khiến trẻ học được trò chơi nhanh chóng, dễ ghiền và muốn chơi thêm nhiều lần. Đặc biệt, thời điểm trẻ nhiều thời gian rảnh hoặc có cơ hội tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu như dịp lễ Tết lại chính là “cơ hội vàng” của chúng. Việc quá sa đà vào thiết bị điện tử về lâu về dài sẽ khiến trẻ dễ dàng bị phụ thuộc vào chúng, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển kỹ năng cho trẻ. Vì vậy bố mẹ cần phải có cách dạy con phù hợp để hạn chế tình trạng này. Để trẻ tránh sa đà vào thế giới ảo ba mẹ cũng có thể cùng bé chơi những Trò Chơi Cho Bé 12-24 Tháng Phát Triển Toàn Diện.
Cách dạy con hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP), phá vỡ không gian ảo và tăng thời gian hoạt động trong thế giới thực là giải pháp hữu hiệu để giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử một cách lành mạnh hơn. Bố mẹ có thể thực hiện các cách dạy con đơn giản sau ngay tại nhà để cải thiện tình trạng sống “ảo” của trẻ:
- Giới hạn thời gian cho việc xem hoặc chơi của trẻ: Với trẻ từ 6 tuổi trở xuống, bố mẹ có thể kiểm soát thời gian thông qua việc sử dụng chức năng thiết lập thời gian dừng tự động. Sự gián đoạn khiến trẻ chưa kịp tập trung và giảm khả năng sa đà vào thiết bị điện tử. Với trẻ trên 6 tuổi, việc kiểm soát ở trên không còn hiệu quả vì trẻ có thể nhận thức được sự kiểm soát của bố mẹ. Lúc này, người lớn nên dạy con đúng cách với quy ước thời gian giới hạn khi con xem các chương trình cho bé. Đối với những bé mè nheo, nhõng nhẽo, ăn vạ khi không được xem ti vi, điện thoại thì mẹ có thể tham khảo bài viết Mách Mẹ Cách Dạy Con Ngoan Để Xử Lý Các Cơn Ăn Vạ (Hyperlink bài STT 5).
- Thiết lập các khu vực riêng biệt: Hãy dạy con đúng cách bằng cách quy định khu nào trong nhà là không sử dụng thiết bị màn hình (kể cả điện thoại), khu nào được phép sử dụng. Ví dụ, phòng ngủ là không sử dụng điện thoại, ipad, TV. Các thành viên trong gia đình cũng cần thống nhất cách dạy con và phải tuân thủ quy ước này.
- Tham gia cùng trẻ vào các hoạt động trên màn hình điện tử: Hãy xem video cùng trẻ, hãy tìm những trò chơi mà cả bố mẹ và trẻ đều chơi được để tạo tương tác thật. Điều này sẽ phá vỡ không gian ảo, làm trẻ chơi như một trò chơi chứ không đặt bản thân mình vào thế giới đó.
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời cùng trẻ như đi dạo công viên, đọc sách,… để trẻ tự do khám phá thế giới thật xung quanh, giúp phát triển kỹ năng cho trẻ.
Tóm tắt: Theo chuyên gia Anh Nguyễn, thế giới ảo có sức hấp dẫn rất lớn đối với trẻ nhỏ nên bố mẹ cần quan sát và thiết lập những thói quy định đơn giản giúp trẻ không sa đà vào các thiết bị điện tử mà lơ là thế giới rộng lớn bên ngoài.
Đây là một số cách dạy con mà bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà để phát triển kỹ năng cho trẻ tốt hơn: giới hạn thời gian cho việc xem hoặc chơi của trẻ, thiết lập các khu vực riêng biệt có thể hoặc không thể sử dụng các thiết bị điện tử, tham gia cùng trẻ vào các hoạt động trên màn hình và tăng cường các hoạt động ngoài trời.
Nguồn: https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition/posts/1541327336001024
Related articles