Hiểu Rõ Về Chàm Sữa Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Bệnh chàm sữa là gì? Ba mẹ cần hiểu rõ về chàm sữa: nguyên nhân, dấu hiệu và cách nhận biết và cách phòng tránh. Cùng Nestlé tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Chàm sữa là gì?
Chàm sữa hay thường được biết đến với tên gọi lác sữa, là căn bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường dễ thấy qua việc trẻ bị dị ứng nổi mề đay, các nốt sần đỏ. Ở một vài trường hợp trẻ mắc chàm sữa sẽ thuyên giảm và tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp căn bệnh này tiến triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của trẻ và trở thành nguồn cơn kích hoạt các bệnh lý mãn tính khác về sau như viêm da cơ địa, hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Vậy do đâu bé bị chàm sữa, các dấu hiệu bé mắc bệnh và cách phòng tránh chàm sữa là gì?
Nguyên nhân bé bị chàm sữa
Hiện y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân bị chàm sữa nhưng các nghiên cứu được thực hiện chỉ ra rằng khi có bất kỳ một sự țác động đột ngột nào lên lớp màn bảo vệ da gây tình trạng thô ráp, cảm giác ngứa ngáy ở da khiến trẻ gãi làm tổn thương hay nhiễm trùng da sẽ tăng nguy cơ chàm xuất hiện.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm các yếu tố sau đây góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành cũng như phá vỡ lớp màn bảo vệ ấy gây mẫn cảm da và nguy cơ mắc bệnh về da khác ở trẻ trong đó có chàm sữa.
1. Yếu tố di truyền
Các bé sinh ra trong gia đình có ba mẹ hay người thân có tiền sử hen suyễn, da mẫn cảm hoặc bị dị ứng thức ăn sẽ có tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh lên đến 80% so với các bé khác mà gia đình không có tiền sử, chỉ có nguy cơ mắc bệnh khoảng 15%. Nguyên nhân là do trong tế bào da di truyền thiếu đi một loại protein có chức năng giúp da khoá ẩm khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ mắc bệnh.
2. Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh chàm sữa cũng thưởng xảy ra ở những trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm. Khi cơ thể phát hiện sự xâm nhập của một loại vi rút, vi khuẩn hay chất gây kích ứng, như một phản xạ tự nhiên, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức vào tư thế chiến đấu để sản sinh ra các tế bào chống lại. Ở các trường hợp có hệ miễn dịch nhạy cảm, khi cơ chế này hoạt động tích cực hơn bình thường sẽ gây ra sự mất cân bằng và các rối loạn khiến tình trạng viêm nhiễm da diễn ra như một hệ quả tất yếu cũng như môi trường thuận lợi cho căn bệnh chàm sữa.
3. Yếu tố môi trường
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến da khô, các tác động bên ngoài như khói thuốc, nấm mốc, ô nhiễm không khí, một số loại hoá chất gây kích ứng có trong các sản phẩm lưu hương, chăm sóc và làm sạch da cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến lớp màn bảo vệ khiến da dễ mẫn cảm, thương tổn và tạo điều kiện phát triển chàm sữa.
4. Yếu tố thực phẩm:
Nghiên cứu chỉ ra rằng một số thực phẩm có thể gây ra bệnh chàm sữa và dị ứng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ mẫn cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định.
Một số loại thực phẩm cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc loại bỏ các thực phẩm gây mẫn cảm, dị ứng phổ biến khỏi chế độ ăn của trẻ đã được chứng minh là cải thiện được các triệu chứng bệnh chàm trong một số trường hợp.
Các dấu hiệu nhận biết chàm sữa
Khi mắc bệnh chàm sữa, tuỳ mức độ nặng nhẹ và độ tuổi khác nhau sẽ có các dấu hiệu chàm sữa khác nhau. Sau đây là các biểu hiện phổ biến ba mẹ cần lưu ý để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị cho bé.
- Da bé trở nên khô sần
- Ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc
- Da sưng viêm, nổi mề đay
- Xuất hiện các vết có màu đỏ, nâu, tím hoặc đôi khi xám trên da
- Mụn nước chảy mủ
- Mọc và bong tróc vẩy.
- Quấy khóc, mất ngủ
- Phát sốt
- Ở từng độ tuổi khác nhau, các giai đoạn của chàm sữa cũng có những biểu hiện ở những khu vực khác nhau:
- Đối với trẻ sơ sinh: ở mặt, đầu và khu vực khuỷ tay chân.
- Giai đoạn 2 tuổi đến dậy thì: vết chàm sẽ nổi ở khuỷ tay chân và mắt cá.
- Giai đoạn trưởng thành: xuất hiện cả ở những khu vực nêu trên kèm theo bàn tay, chân và khu vực da quanh mắt.
Cần phân biệt sự khác nhau của chàm sữa và mụn sữa để có phương pháp điều trị phù hợp. Mụn sữa sẽ có dạng mụn trắng và đốm đỏ thay vì các mụn nước có dịch chảy như khi mắc chàm sữa.
Cách chăm sóc và phòng tránh khi bé bị chàm sữa
Các mẹ hãy yên tâm rằng đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm lây lan từ người này sang người khác nên không cần cách ly trong quá trình chăm sóc bé. Khi phát hiện các dấu hiệu bé mắc chàm sữa nên đưa bé đến các trung tâm y tế để được tư vấn phương án chữa trị phù hợp. Sau đây là các bước chăm sóc bé ở nhà.
- Thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho bé bằng các sản phẩm dịu nhẹ được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
- Nên cho bé tắm bồn thay vì tắm trực tiếp dưới vòi để tránh thương tổn đau rát do các tia nước gây ra.
- Sử dụng các sản phẩm làm ẩm da hoặc thiết bị cấp ẩm trong không gian sống để hỗ trợ giữ độ ẩm cho da bé.
- Sử dụng các băng gạt y tế làm dịu mát cấp ẩm ở nơi xuất hiện vết chàm.
- Luôn bật quạt hoặc máy điều hoà để ngăn tiết mồ hôi.
- Chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng và tránh các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng và các thực phẩm lên men.
- Cắt tỉa móng gọn gàng để tránh việc gãy khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.
- Đưa bé đến ngay các trung tâm y tế bệnh viện để theo dõi khi thấy bé có dấu hiệu sốt hay vết thương chảy mủ.
Để phòng tránh chàm sữa ba mẹ cần hiểu rõ cơ địa của bé đặc biệt là các bé có cơ địa mẫn cảm:
- Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây mẫn cảm, kích ứng cho bé. Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng vì đây là thứ bé hấp thu trực tiếp vào bên trong.
- Nên sử dụng các loại sữa tắm gội có thành phần dịu nhẹ không gây kích ứng da.
- Khi tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện thể chất cần quản lý thời gian và tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt để bảo vệ da khỏi nguy cơ ung thư.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ đạc cá nhân để tránh bụi bẩn và nấm mốc.
- Giữ cho bé một không gian sống thoáng mát sạch sẽ.
- Mặc quần áo mỏng nhẹ có chất liệu tự nhiên thân thiện với làn da của bé và phù hợp với thời tiết bên ngoài.
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá và lông vật nuôi.
Ngoài những biện pháp hỗ trợ nêu trên thì một trong những phương pháp ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mẫn cảm quan trọng nhất ở trẻ là cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời hoặc hơn như theo các tổ chức y tế thế giới khuyến khích vì trong sữa mẹ có các hoạt chất hỗ trợ điều hòa miễn dịch, giúp giảm các triệu chứng mẫn cảm. Trong các trường hợp bất khả kháng mẹ không đủ sữa hoặc không thể cho bé bú mẹ hoàn toàn thì việc bổ sung sữa công thức có thành phần đạm Whey thuỷ phân một phần là giải pháp giúp hỗ trợ hiệu quả cho các bé có cơ địa mẫn cảm vì theo các nghiên cứu lâm sàng chứng minh, việc giảm kích thước phân tử đạm giúp giảm nguy cơ xảy ra các triệu chứng mẫn cảm. Cũng theo nghiên cứu GINI - Đức thì sữa công thức chứa đạm whey thủy phân một phần giúp giảm 41% nguy cơ mắc các triệu chứng mẫn cảm da ở trẻ liên quan đến chàm, thường được biểu hiện qua việc nổi mẩn đỏ, ngứa, da bong tróc. Ngoài đạm thủy phân một phần, nếu sữa có kết hợp thêm HMO và lợi khuẩn thì lại càng tốt vì sự kết hợp này sẽ giúp bé tăng cường đề kháng, củng cố hệ miễn dịch đường ruột để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Vì thế, để phòng tránh việc bé bị chàm sữa, mẫn cảm và hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của con, hãy cố gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu đời hoặc trong trường hợp cần bổ sung thêm sản phẩm sữa dinh dưỡng công thức thì mẹ cũng cần hết sức lưu ý để chọn loại sản phẩm phù hợp nhé!
Related articles