Tình trạng mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết
Mẫn cảm là tình trạng bé có các dấu hiệu kích ứng da hoặc kích ứng tiêu hóa lặp đi lặp lại. Cùng Nestle tìm hiểu dấu hiệu và giải đáp các câu hỏi liên quan nhé.
Ba mẹ có biết ở Việt Nam có đến 73% bé đang gặp phải các tình trạng liên quan đến mẫn cảm*?
Mẫn cảm là tình trạng khi bé xuất hiện các dấu hiệu kích ứng da hoặc kích ứng tiêu hóa lặp đi lặp lại, bắt nguồn bằng việc tiếp xúc với một hoặc nhiều tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được**. Các tác nhân kích thích này có thể đến từ môi trường, thực phẩm hoặc thậm chí trong sữa.
Các dấu hiệu kích ứng da và kích ứng tiêu hóa khi trẻ bị mẫn cảm
Các triệu chứng mẫn cảm thường gặp ở bé có thể biểu hiện qua da như mẩn đỏ, chàm lác sữa, nổi mề đay … hay qua tiêu hóa như trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, ọc ói,... ***. Những triệu chứng này thoạt nhìn sẽ thấy đơn giản, tuy nhiên nếu không được can thiệp sớm sẽ dễ tiến triển thành dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Để hiểu rõ được cơ địa và tình trạng của bé, việc tham vấn với chuyên gia và bác sĩ là quan trọng và cần thiết. Ba mẹ cũng có thể thực hiện kiểm tra nhanh thông qua một số câu hỏi bên dưới để hiểu hơn về tình trạng mẫn cảm của bé.
Các câu hỏi thường gặp khi trẻ bị mẫn cảm
*Lưu ý: Các câu hỏi và kết quả trong khảo sát này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, hoàn toàn không mang ý nghĩa chẩn đoán, không phải hoạt động khám, chữa bệnh và không thể thay thế các ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.
Câu 1: Trẻ có thường xuyên xuất hiện các triệu chứng của mẩn đỏ, chàm sữa hoặc viêm da cơ địa thể nhẹ, như da đỏ, ngứa, hoặc bong tróc không?
Câu 2: Trẻ có thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, táo bón, hoặc tiêu chảy không?
Câu 3: Trẻ có thường xuyên xuất hiện các triệu chứng dị ứng thông thường khác như hắt hơi, chảy nước mũi, mắt đỏ và ngứa không?
Trường hợp bé có một, hai hoặc tất cả những triệu chứng kể trên, có khả năng bé có cơ địa mẫn cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ba mẹ nên để ý đến những yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường,... và đặc biệt chú ý nguồn dinh dưỡng bổ sung cho bé.
Trường hợp bé gặp phải nhiều triệu chứng nặng hơn những tình trạng kể trên và đã từng có các phản ứng nghiêm trọng như tím tái, khó thở, sưng họng… hoặc đã từng được chẩn đoán mắc dị ứng bởi bác sĩ/chuyên gia y tế, ba mẹ cần liên hệ chuyên gia y tế ngay lập tức, tuân thủ theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ/nhân viên y tế và cũng có thể trao đổi thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé.
Ngoài việc đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn ổn định, tránh những nơi không sạch sẽ và để ý tới những tác nhân có thể gây mẫn cảm cho bé như thời tiết, nhiệt độ, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng đúng và phù hợp với cơ địa mẫn cảm của bé là vô cùng quan trọng.
Đối với các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là các bé có cơ địa mẫn cảm, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, bổ sung sữa công thức với đạm whey thủy phân một phần cũng được chứng minh lâm sàng giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm hiệu quả so với đạm sữa bò nguyên vẹn thông thường. Cụ thể, đạm whey thủy phân một phần giúp giảm đến 41% nguy cơ mẫn cảm da và 53% nguy cơ mẫn cảm tiêu hóa.****
Trong quá trình chăm sóc bé, đặc biệt là các bé có cơ địa mẫn cảm, dễ bị kích ứng da hoặc kích ứng tiêu hóa, ba mẹ hãy trở thành những phụ huynh thông thái để lựa chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp với con và có những biện pháp đúng đắn, kịp thời để giúp bé tránh những vấn đề liên quan đến mẫn cảm!
*Theo một khảo sát Social listening được thực hiện vào năm 2023 với 150 mẹ ở Hồ Chí Minh và Hà Nội tham gia.
**Dreborg S. Dietary prevention of allergy, atopy, and allergic diseases. J Allergy Clin Immunol. 2003;111(3):467-470. doi:10.1067/mai.2003.175
*** Theo Viện dị ứng và Miễn dịch lâm sàng châu Âu
****Theo The ZUFF study
Lưu ý: Các câu hỏi và thông tin trên đây chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, hoàn toàn không mang ý nghĩa chẩn đoán, không phải hoạt động khám, chữa bệnh và không thể thay thế các ý kiến chuyên môn từ bác sĩ. Ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được chẩn đoán và chỉ định chính xác nhất cho tình trạng mà bé đang gặp phải.
Related articles