Rèn EQ cho trẻ: Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ
Bên cạnh IQ, EQ cũng cần rèn luyện để trẻ phát triển cả về trí tuệ lẫn cảm xúc. Xem ngay những bí quyết để phát triển EQ cho trẻ.
Giai đoạn mầm non là thời gian bé bắt đầu tiếp xúc với thế giới và có những tiến bộ vượt bậc trong nhận thức và cảm xúc. Vậy làm thế nào cha mẹ có thể tạo cơ hội giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non và phát triển EQ cho trẻ khi phần lớn thời gian trong ngày bé đều ở trường?
Khoa học cho thấy để trẻ phát triển cân bằng và đạt được những thành công trong cuộc sống sau này, chỉ số EQ trí thông minh cảm xúc là một yếu tố rất quan trọng, bên cạnh chỉ số thông minh IQ. Khác với IQ, để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con cần thực hiện từng chút một từ thuở ấu thơ thông qua những hoạt động đơn giản nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi kiên nhẫn và bền bỉ từ mẹ.
Học cách lắng nghe con để phát triển EQ cho trẻ
Để trẻ phát triển EQ hiệu quả thì điều mẹ cần làm không chỉ là trau dồi khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ mà còn cần lắng nghe để thấu hiểu điều bé muốn. Từ đó đưa ra định hướng phù hợp nhất đối với bé.
- Phát triển EQ cho trẻ bằng cách dành thời gian chất lượng để trò chuyện và chơi với bé mỗi ngày.
- Kiên nhẫn giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non nhờ vào việc hướng dẫn bé cách xử trí phù hợp cho từng tình huống, câu chuyện bé kể.
Chọn cách phạt trẻ phù hợp và hiệu quả để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Để giáo dục trẻ có lúc mẹ cũng cần áp dụng những hình phạt. Nhưng phạt sao cho đúng và phạt sao cho bé nhận ra lỗi sai và sửa đổi không phải mẹ nào cũng làm được. Mẹ cần phải nắm những nguyên tắc như sau:
- Không quát mắng, to tiếng hoặc đánh bé.
- Thể hiện sự dứt khoát và kiên quyết.
- Kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu vì sao hành động đó là sai.
- Đề xuất hình phạt (phù hợp với độ tuổi) cùng sự đồng ý của bé.
Phát triển EQ cho trẻ bằng cách để con thoải mái bộc lộ cảm xúc
Để con thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình cũng là cách giúp trẻ phát triển EQ. Bằng cách trò chuyện, gợi mở những câu hỏi giáo dục cảm xúc giúp trẻ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình dễ dàng hơn. Dưới đây là những bí kíp giúp bé bộc lộ cảm xúc đó mẹ.
- Chủ động bày tỏ cảm xúc với bé để bé có khái niệm trí tuệ cảm xúc thế nào là vui, buồn,...
- Gợi mở những câu hỏi để giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, giúp bé bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ với bố mẹ.
- Rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con bằng việc khuyến khích bé bộc lộ cảm xúc trước một sự vật, sự việc bên ngoài.
Phát triển EQ cho trẻ bằng cách trả lời những thắc mắc về giới tính của bé từ sớm
Nhiều bậc cha mẹ thường rất ngại, né tránh chuyện chia sẻ những kiến thức về giới tính với con. Tuy nhiên, đây là việc làm không được khuyến khích. Ba mẹ nên dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ về những kiến thức về giới tính.
- Dạy bé gọi đúng tên các bộ phận riêng tư trên cơ thể cũng là cách để phát triển EQ cho trẻ.
- Giúp bé hiểu đó là những vùng riêng tư, chỉ có bố, mẹ và bác sĩ (nhân viên y tế) mới được xem, hoặc chạm vào khi có lí do chính đáng.
Phát triển EQ cho trẻ bằng cách luôn làm gương để trẻ học theo
Ba mẹ chính là người thầy gần gũi nhất đối với trẻ. Do vậy, chính bản thân ba mẹ cũng cần là một tấm gương sáng để con noi theo và học hỏi. Ba mẹ hãy chú ý xây dựng hình tượng đúng mực, nhất quán trong cách dạy con. Và ba mẹ biết không EQ cũng là yếu tố giúp bé thành công sau này. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Phát Triển EQ Cho Trẻ Là Yếu Tố Thành Công Sau Này để hiểu hơn về điều này.
- Hãy luôn lịch sự, “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng lúc, đúng cách để dạy bé về giao tiếp.
- Hãy luôn lễ phép, vui vẻ để bé học theo.
Phát triển EQ cho trẻ bằng cách tin tưởng và tôn trọng con
- Hãy tin tưởng và cho bé cơ hội tự thể hiện bản thân và nhẹ nhàng điều chỉnh nếu bé sai.
- Hãy hỏi vì sao bé là làm như vậy trước khi đưa ra bất kì đánh giá, nhận xét nào về hành động của trẻ để giúp phát triển EQ cho trẻ.
Khái niệm trí tuệ cảm xúc ngày càng được nhiều bố mẹ quan tâm chú ý. Sự phát triển về tư duy cũng như cảm xúc của trẻ sẽ không dễ để mẹ theo dõi như các chỉ số về chiều cao và cân nặng. Mẹ thật sự cần để tâm, dành thời gian quan sát và ở cạnh trẻ để có thể hiểu và cùng con trưởng thành. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Bí Quyết Giúp Bé Phát Triển Toàn Diện IQ Và EQ.
Related articles