Thưởng hay phạt - Đâu là cách dạy con ngoan?

Thưởng hay phạt - Đâu là cách dạy con ngoan?

Bé từ 2 đến 6 tuổi
Article
Nov 20, 2019
8 min

Nên thưởng hay phạt thường làm cho bố mẹ băn khoăn khi dạy trẻ. Cùng tìm hiểu cách dạy con ngoan bằng những gợi ý đơn giản nhé!

Rất nhiều cha mẹ trong số chúng ta từng được nuôi dạy bằng thưởng - phạt, thậm chí là bằng đòn roi. Vậy nên thành thói quen, chúng ta cũng thưởng phạt con mình mà ít suy nghĩ đến hiệu quả. Tuy nhiên, phần thưởng hay những hình phạt là có điều kiện, nhưng tình yêu của chúng ta và sự quan tâm tích cực dành cho con trẻ nên là vô điều kiện. Dưới đây là những chia sẻ về cách dạy con ngoan để thay đổi các cuộc trò chuyện và hành vi.

Giáo dục trẻ, cần phải kết hợp sự nghiêm khắc và mềm mỏng

Về mặt khoa học, khi trẻ bị phạt sẽ kích hoạt phản ứng “chiến đấu hay chạy trốn” trên não, khi đó, vùng suy nghĩ cao cấp bị tắt và vùng bản năng tự vệ thì hoạt động mạnh mẽ. Về mặt cảm xúc, trẻ bị phạt sẽ cảm thấy xấu hổ, hoặc tức giận, hoặc nuôi dưỡng suy nghĩ chống đối và tìm cách thoát tội lần sau. Bố mẹ sẽ nhìn thấy điều này rõ ràng nhất ở trẻ vào khoảng 4 tuổi, khi não bộ của trẻ đã tương đối hoàn thiện.

Ngược lại với phạt là thưởng, nhưng 2 hình thức này tác động đến tâm lý của trẻ đều giống nhau. Cũng như hình phạt, phần thưởng cũng có thể làm cho trẻ thay đổi hành vi ngay lúc đó, cách dạy trẻ này sẽ giúp cho bố mẹ hài lòng vì đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ ngày càng giảm đi, hay thậm chí còn phản tác dụng. Trẻ sẽ trở nên ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, vì vậy bạn đừng ngạc nhiên khi trẻ hỏi: “Con sẽ được gì nếu con dọn phòng của con?”. 

Qua nhiều thập kỷ, những nhà tâm lý học đã nhận định rằng cách dạy con ngoan qua những phần thưởng có thể làm giảm động lực và cảm giác tận hưởng thành quả của trẻ. Đồng thời phần thưởng cũng làm giảm sự sáng tạo của bé.
 

Phần thưởng có thể làm giảm động lực và  cảm giác tận hưởng thành quả của trẻ

 

Các nhà khoa học có một chuỗi các nghiên cứu rất kinh điển về sự sáng tạo. Họ đưa ra một số vật liệu quen thuộc gồm một hộp ghim giấy, một cây nến và một hộp diêm, đề nghị người tham gia tìm cách gắn cây nến lên tường. Để tìm được cách, người tham gia phải có suy nghĩ sáng tạo, khai phá, sử dụng các vật liệu không theo các cách thông thường. Khi các nhà khoa học đề xuất thêm phần thưởng cho ai làm được, thì những người tham gia vẫn giải được nhưng mất nhiều thời gian hơn. Việc có phần thưởng tác động lên não chúng ta hoạt động bằng cách làm phân tán suy nghĩ, hạn chế tư duy mạch lạc, hạn chế khả năng nhìn thấy những cơ hội.

Toàn bộ khái niệm trừng phạt và phần thưởng dựa trên những giả định tiêu cực về trẻ em rằng trẻ cần được phát triển nhận thức, kiểm soát và định hình bởi bố mẹ. Nhưng bố mẹ có thể xem xét điều này ở nhiều khía cạnh khác nhau để thấy trẻ có khả năng, có sự đồng cảm, hợp tác, tinh thần đồng đội và làm việc chăm chỉ. Khi nhìn nhận đúng về trẻ, bố mẹ sẽ tìm được cách dạy con ngoan và cách giao tiếp thích hợp mà quên đi chuyện thưởng - phạt đối với trẻ.

Vậy điều gì sẽ tốt hơn cả thưởng và phạt?

Đây là một số cách dạy con ngoan mà không cần dùng phần thưởng hay hình phạt: 

Tìm hiểu vấn đề và cân nhắc kỹ vấn đề trong cách dạy trẻ
Không phải tự nhiên mà một đứa trẻ lại đánh bạn, phớt lờ lời nói của bố mẹ, hay lăn ra đất ăn vạ mà không có lý do nào. Bố mẹ thay vì nhìn vào biểu hiện của trẻ, thì hãy nhìn vào nguyên nhân xảy ra vấn đề để hiểu. Thậm chí việc bố mẹ cố gắng để tìm hiểu vấn đề của trẻ là gì cũng giúp cho trẻ cảm thấy được quan tâm, giảm kích thích, giảm căng thẳng và từ đó sẵn sàng lắng nghe người khác hơn. Đây là cách dạy con ngoan không chỉ có hiệu quả hơn thưởng - phạt mà còn mang ý nghĩa kết nối tình cảm giữa bố mẹ và con cái.

 

Không phải tự nhiên mà trẻ lại đánh bạn, phớt lờ lời nói của bố mẹ, hay lăn ra đất ăn vạ mà không có lý do nào

 

Chia sẻ cảm xúc của trẻ là cách dạy con ngoan của bố mẹ tâm lý

Khóc lóc, la hét hay đấm đá… chỉ như là bề nổi của tảng băng chìm. Đằng sau các biểu hiệu đó có thể là đói, thiếu ngủ, kích thích quá mức, cảm xúc quá lớn, môi trường quá lạ lẫm, hay trẻ đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng mới…  Khi đã hiểu những biểu hiện đó của trẻ, bố mẹ sẽ muốn giúp đỡ, thay vì muốn trừng phạt trẻ.

Ví dụ, thay vì nói: “Con nhường em đi nào! Cho em chơi với chứ!” hay “Con sẽ không được xem TV tối nay nữa!”

Hãy nói: “Con không muốn chia sẻ đồ chơi với em, đúng không? Mẹ hiểu vì con rất thích món đồ chơi này. Con đang tức giận đấy à? Mẹ thấy mặt con đang cau có đấy. Uhm thử nghĩ cách gì xem nào?…”

Khuyến khích thay vì tặng thưởng là cách dạy con ngoan của bố mẹ thông thái

Đó cũng là một phần thưởng nhưng thay vì nói “con sẽ có phần thưởng nếu con hành động đúng”, thì hãy dạy con đúng cách bằng cách thay đổi cách nói để cho trẻ thông điệp khác: “Mẹ tin con sẽ làm được, mẹ biết con muốn làm như thế để giúp mẹ. Chúng ta là một đội”. Thông điệp này mạnh mẽ hơn, truyền cảm hứng hơn thông điệp cũ.

Ví dụ, thay vì nói “Nếu con dọn đồ chơi thì con sẽ được đi công viên. Nếu con chưa dọn thì đừng hòng nghĩ đến đi chơi nữa”.

Hãy nói “Khi nào phòng của con gọn gàng thì chúng ta sẽ cùng đi công viên. Mẹ cũng rất muốn đi công viên ngay bây giờ. Con nhìn xem, có cần mẹ giúp gì cho con không?”.
 

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thay vì tặng thưởng

 

Giúp đỡ thay vì trừng phạt là cách dạy con ngoan của bố mẹ khéo léo

Khi bố mẹ phải trừng phạt trẻ, bố mẹ thường sẽ hối hận sau đó, nhưng đồng thời cũng không muốn tỏ ra dễ dãi với trẻ. Tuy nhiên bố mẹ có nhiều cách dạy trẻ khác để giữ nguyên tắc của mình, dạy con đúng cách theo nguyên tắc mà không cần dùng đến hình phạt.

Ví dụ, thay vì nói: “Nếu con còn đẩy bạn trên cầu trượt như vậy nữa thì mẹ sẽ phạt con đứng góc phòng đấy. Mẹ nói với con bao nhiêu lần rồi?”

Hãy nói: “Con đang hào hứng quá với cầu trượt, mẹ biết con rất thích. Nhưng mẹ và con sẽ đi chơi trò khác một lúc, vì chơi như thế này không an toàn cho các bạn. Hãy ra chơi bập bênh nhé?”
 
Dành giây phút đặc biệt cho các con là cách dạy con ngoan của bố mẹ hiện đại

Bố mẹ nên dành một khoảng thời gian tắt máy tính, tắt điện thoại và nói với các con rằng: “Mẹ có 20 phút cho con, con muốn chúng ta nên làm gì nhỉ?”. Hàng ngày, những đứa trẻ sẽ đếm những giây phút đặc biệt được ở bên cha mẹ đúng nghĩa bởi vì trẻ tin tưởng lúc đó sẽ được thể hiện cảm xúc của mình và trẻ muốn được như vậy.
 

Bố mẹ nên dành thời gian tắt máy tính, tắt điện thoại và nói với các con rằng: “Mẹ có 20 phút cho con, con muốn chúng ta nên làm gì nhỉ?”

 

Nuôi dưỡng những người tí hon chăm chỉ

Không ai được sinh ra với tính lười biếng bởi vì đặc tính đó không thuận lợi cho sinh tồn và thích nghi, đặc biệt là trẻ em vốn có bản năng sinh tồn và thích nghi rất cao. Con người luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đóng góp cho thành công của một tập thể. Trẻ nhỏ cũng có mong muốn phát triển nhận thức trở thành một thành viên hữu ích trong gia đình, trẻ sẽ sẵn lòng làm việc nếu bố mẹ cho trẻ biết rằng sự giúp đỡ của trẻ có ý nghĩa như thế nào với mọi người. Từ khi trẻ biết đi, bố mẹ có thể khuyến khích 1 người tí hon chăm chỉ làm những việc vừa sức, đó là cách dạy trẻ thông minh thay vì cứ làm hết tất cả mọi việc cho trẻ.

Cả gia đình có thể ngồi cùng với nhau để viết và vẽ sơ đồ tất cả những việc hàng ngày, như là nấu cơm, gấp quần áo, đánh răng… hỏi các thành viên để phân công các công việc. Sau đó hãy dạy con đúng cách mà cách tạo một bảng công việc riêng của trẻ, hàng ngày cho trẻ đánh dấu bằng bút những việc mà trẻ đã làm. Đây cũng giúp thắt chặt tình thân.

Dù cho đứa trẻ nhà bạn có “khó tính” đến như thế nào, bạn vẫn luôn có thể giúp đỡ chúng bằng một số cách dạy con ngoan, chẳng hạn giao tiếp với thông điệp: “Bố mẹ hiểu điều con đang trải qua. Bố mẹ sẽ ở bên cạnh để giúp con. Chúng ta là một đội, chúng ta sẽ cùng nhau tìm cách giải quyết nhé!”

Nguồn thông tin:
https://www.nytimes.com/2018/08/21/well/family/which-is-better-rewards-…

Related articles

View details Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ
Article
Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ

Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ

Bên cạnh IQ, EQ cũng cần rèn luyện để trẻ phát triển cả về trí tuệ lẫn cảm xúc. Xem ngay những bí quyết để phát triển EQ cho trẻ.

5 min to read

View details Mẹo tập thói quen ăn uống cho trẻ từ 2 - 6 tuổi
Article
Mẹo tập thói quen ăn uống cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

Mẹo tập thói quen ăn uống cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

4 min to read

View details Tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho bé đến trường
Article
Tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho bé đến trường

Tâm lý vững vàng, sẵn sàng cho bé đến trường

5 min to read

View details Cách đọc cân nặng cho bé 5-10 tuổi
Article
Hình minh họa cách đọc cân nặng cho bé 5-10 tuổi

Cách đọc cân nặng cho bé 5-10 tuổi

Chắc hẳn ai làm mẹ cũng sẽ từng nghe những câu như: “Bé nhà bao nhiêu ký mà sao trông nhỏ người quá vậy?” hoặc “Cho con ăn như thế nào, uống sữa gì để tăng cân?” … Có rất nhiều băn khoăn của mẹ về

3 min to read

View details Bảng chiều cao cân nặng theo chỉ số BMI cho trẻ em
Article
BMI Cho trẻ

Bảng chiều cao cân nặng theo chỉ số BMI cho trẻ em

4 min to read

View details Bí quyết cách dạy con ngoan và thông minh từ giáo viên
Article
Học bí quyết nuôi dạy con thông minh từ giáo viên

Bí quyết cách dạy con ngoan và thông minh từ giáo viên

10 min to read

View details Bí quyết nuôi dưỡng tiềm năng tự nhiên cho con từ các mẹ thông thái
Article
Hương giang và con

Bí quyết nuôi dưỡng tiềm năng tự nhiên cho con từ các mẹ thông thái

Từ xưa đến nay, nuôi con khoẻ - dạy con ngoan vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người làm

4 min to read

View details Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non
Article
Lưu ý khi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non

Xem ngay 5 lưu ý quan trọng về những điều bố mẹ không nên làm khi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non nhé! 

5 min to read

View details 7 mẹo nhỏ thú vị và sáng tạo giúp trẻ thích đọc sách hơn
Article
7 mẹo giúp nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho bé

7 mẹo nhỏ thú vị và sáng tạo giúp trẻ thích đọc sách hơn

Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu ngay 7 mẹo hữu ích giúp nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho bé, giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bố mẹ nhé!

8 min to read

View details HM-O - “HẠT MẦM” VÀNG CHO HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ
Article
Vai trò của HMO

HM-O - “HẠT MẦM” VÀNG CHO HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ

Cùng Nestlé Mom&Me tìm hiểu vai trò của HM-O - một dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ đối với hệ miễn dịch của trẻ, bố mẹ nhé!

1 min to read

View details Phát Triển Não Bộ Ở Trẻ: Giai Đoạn Vàng Và Vai Trò Của Dinh Dưỡng
Article
Phát triển trí não cho trẻ

Phát Triển Não Bộ Ở Trẻ: Giai Đoạn Vàng Và Vai Trò Của Dinh Dưỡng

Cùng Nestlé khám phá nguyên nhân, tầm quan trọng và cách phát triển trí não cho trẻ sơ sinh đến bước vào giai đoạn tuổi dậy thì trong bài viết này nhé!

5 min to read

View details Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ
Article
Những cách mẹ cần biết để giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ

Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng trong phát triển và sức khỏe. Cùng Nestlé tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ và cách hỗ trợ giấc ngủ tốt cho trẻ.

5 min to read

View details Cách nuôi dạy trẻ lên 3 giúp bé vượt qua khủng hoảng
Article
Cách nuôi dạy trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Cách nuôi dạy trẻ lên 3 giúp bé vượt qua khủng hoảng

7 min to read

View details CÁCH GIÚP BÉ TẬP NÓI NHANH Ở TUỔI MẪU GIÁO
Article
Bật mí cách dạy bé tập nói nhanh ở tuổi mẫu giáo

CÁCH GIÚP BÉ TẬP NÓI NHANH Ở TUỔI MẪU GIÁO

Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu cách dạy bé tập nói nhanh nhờ bổ sung dinh dưỡng khoa học giúp ở tuổi mẫu giáo trong bài viết này bố mẹ nhé!

7 min to read

View details HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH PHA SỮA NAN ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU
Article
Bổ sung chất béo đúng cho trẻ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH PHA SỮA NAN ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU

Khám phá cách pha sữa NAN từ Nestlé chi tiết từ vệ sinh dụng cụ đến kiểm tra nhiệt độ sữa đúng chuẩn để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé yêu.

6 min to read

View details Mách mẹ 7 cách để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy
Article
Mách mẹ 7 cách để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy

Mách mẹ 7 cách để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy

7 min to read

View details LÀM SAO ĐỂ GIÚP BÉ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO?
Article
Giúp bé tăng trưởng chiều cao

LÀM SAO ĐỂ GIÚP BÉ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO?

Quá trình phát triển chiều cao sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, xem ngay những gợi ý giúp bé tăng trưởng chiều cao, mẹ nha!

4 min to read

View details Đạm Whey Thủy Phân Một Phần: Nguồn Dinh Dưỡng Tối Ưu Cho Sức Khỏe Và Phát Triển Của Trẻ, Hỗ Trợ Cơ Địa Mẫn Cảm
Article
Đạm Whey

Đạm Whey Thủy Phân Một Phần: Nguồn Dinh Dưỡng Tối Ưu Cho Sức Khỏe Và Phát Triển Của Trẻ, Hỗ Trợ Cơ Địa Mẫn Cảm

Đạm Whey là gì? Lợi ích như thế nào đối với trẻ nhỏ? Cùng NAN khám phá vai trò quan trọng của đạm Whey trong việc hỗ trợ cơ địa mẫn cảm và sức khỏe của trẻ nhé! 

6 min to read

View details Hướng dẫn mẹ cách pha sữa NAN phù hợp cho bé
Article
Cẩm nang sử dụng & bảo quản sữa Nan mẹ cần biết

Hướng dẫn mẹ cách pha sữa NAN phù hợp cho bé

Để con được hấp thu dưỡng chất trọn vẹn từ sữa, mẹ hãy cùng Nestlé Mom&Me khám phá đặc điểm từng dòng sữa NAN và cách pha sữa NAN chi tiết tại đây nhé!

6 min to read