Những điều cần biết về quá trình chuyển dạ
Dưới đây là những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ, mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi vào phòng sinh.
Sau chín tháng chờ đợi, ngày bé chào đời sẽ là một ngày kỳ diệu - ngày đầu tiên bạn được trông thấy con mình. Nhưng mọi người phải thừa nhận rằng: đây là thời điểm bạn thật sự lo lắng, đặc biệt khi đây là con đầu lòng của bạn. Những gì bạn cần biết về quá trình chuyển dạ để giảm bớt lo lắng.
Từ cơn co thắt đầu tiên, đến dấu hiệu trước khi sinh như vỡ nước ối hoặc gây tê ngoài màng cứng, chúng ta hãy từng bước khám phá những gì bạn thực sự mong đợi sẽ xảy ra tiếp theo?
Quá trình chuyển dạ có những dấu hiệu gì?
Trước khi các cơn co thắt đầu tiên xảy ra, bạn vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu trước khi sinh. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn bình thường, điều đó có nghĩa là ngày bé chào đời đang đến rất gần!
Một dấu hiệu trước khi sinh khác (thường khó nhận biết) là chất nhờn ra ở cổ tử cung. Điều này có thể xảy ra trước các cơn co thắt vài phút hoặc thậm chí vài ngày! Do đó, bạn không cần phải hoảng sợ. Bạn vẫn sẽ có thời gian để chuẩn bị cho mình và tận hưởng những khoảnh khắc cuối cùng của thai kỳ.
Các cơn co thắt đầu tiên đã bắt đầu? Khi chúng bắt đầu trở nên dữ dội hơn và thường xuyên hơn (khoảng mỗi mười phút) và kéo dài ít nhất một phút, đó là thời điểm bạn nên đi đến bệnh viện. Điều đó có nghĩa rằng thời điểm quan trọng đã bắt đầu, cổ tử cung sẽ dần dần giãn ra.
Nước ối vỡ là thời điểm em bé chào đời đang cận kề: nước ối sẽ đẩy nhau thai ra. Ngay cả khi các dấu hiệu sinh với cơn co thắt vẫn chưa xảy ra liên tục, bạn cần phải đến bệnh viện để tránh biến chứng.
Nên đi bệnh viện ngay khi có dấu hiệu của quá trình chuyển dạ
Khi xuất hiện những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ bạn nên đến bệnh viện ngay. Một khi bạn đến bệnh viện, đội ngũ y tế sẽ kiểm tra sức khỏe, huyết áp, nhiệt độ của bạn, sự giãn nở của cổ tử cung và vị trí của bé. Điều này giúp các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé và đặc biệt là nhịp tim thai nhi.
Nếu bạn chọn biện pháp gây tê ngoài màng cứng, các bác sĩ sẽ bơm thuốc gây tê vào giữa đốt sống thứ 3 và thứ 4. Bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn và nhận biết khoảnh khắc tuyệt vời này một cách rõ ràng.
Các cơn co thắt sẽ trở nên thường xuyên hơn, sự giãn nở ở cổ tử cung tiếp tục tăng và em bé sẽ dần dần đi ra ngoài. Một khi sự giãn nở của cổ tử cung hoàn chỉnh, đó là thời điểm bạn nên dùng sức đẩy bé ra. Các nữ hộ sinh sau đó sẽ yêu cầu bạn hít vào, tiếp theo sẽ thường xuyên yêu cầu bạn nín thở để đẩy bé ra, sau đó bạn sẽ hít mạnh một hơi khác. Hãy làm theo hướng dẫn của các nữ hộ sinh một cách cẩn thận và đừng quên những gì bạn đã học được trong lớp học tiền sản của bạn. Đây là thời điểm tốt nhất để áp dụng những lý thuyết bạn đã học vào thực tế.
Đồng thời vào lúc này, các bác sĩ có thể thực hiện cắt tầng sinh môn để tạo thuận lợi cho việc đẩy bé ra mà không làm rách tầng sinh môn. Khi cần thiết, đội ngũ y tế cũng có thể sử dụng kẹp.
Mong rằng những kiến thức mang thai về quá trình sinh nở trên sẽ giúp mẹ hiểu biết và an tâm phần nào trước khi vượt cạn nhé! Ngoài ra, để hành trình đón con chào đời trọn vẹn hơn cho cả bố và mẹ thì mẹ có thể cùng bố tìm hiểu thêm về vai trò của người chồng khi vợ chuyển dạ nhé!
Related articles