Mách mẹ 7 cách để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy

Tìm hiểu lời khuyên về 7 cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy.

Bé từ 2 đến 6 tuổi
Article
Jul 9, 2022
7 min

Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu lời khuyên từ bác sĩ về 7 cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy, giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh nhé!

Tiêu chảy là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, mẹ thường hay lo lắng khi thấy các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên tiêu chảy cũng là một căn bệnh dễ chữa trị và dễ phòng ngừa. Hãy lắng nghe bác sĩ chuyên khoa chia sẻ những lưu ý về 7 cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhé!

Biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gặp quanh năm, thường hay gặp nhất vào 2 mùa mùa đông xuân và mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh gồm có 3 nguyên nhân chính như tiêu chảy do vi sinh vật gồm virut rota hay gặp vào mùa đông, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn tiêu chảy lỵ hay gặp mùa hè, kí sinh vật amip gặp quanh năm; tiêu chảy do ăn uống phải thức ăn ôi thiu, không an toàn có thể nhiễm vi sinh vật và tiêu chảy do độc từ rau, thịt không an toàn. Bố mẹ hãy xem thêm Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Tiêu Chảy để phòng ngừa nhé!
 

Theo như PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ bị tiêu chảy có biểu hiện rất dễ dàng nhận ra như phân nhiều nước và trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày.

 

“Người ta định nghĩa tiêu chảy là khi thấy trẻ đi phân lỏng nhiều nước, trên 3 lần/ ngày. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn kèm thêm dấu hiệu khác như nôn, sốt. Nếu trẻ đi ngoài quá nhiều lần trong ngày sẽ gây hiện tượng mất nước, mất điện giải khiến trẻ mệt mỏi, môi khô, mắt trũng, đi tiểu ít, gây trụy tim mạch, nhịp tim đập nhanh, huyết áp tụt xuống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Chính vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy vì bất cứ nguyên nhân nào, điều đầu tiên bố mẹ phải cho bù nước điện giải bằng cách uống Oresol. Người ta gọi Oresol chính là liều thuốc cứu sống trẻ, do vậy bắt đầu từ lần đầu tiên trẻ bị tiêu chảy, các gia đình nên sử dụng Oresol cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết Sai Lầm Khi Tự Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Tại Nhà để tránh những lỗi này nhé!

Những lưu ý để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

Dưới đây bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng sẽ chia sẻ 7 điều các cha mẹ nên lưu ý để phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em:

Ăn thực phẩm an toàn: 

  • Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa, chủ yếu do cách ăn uống thường ngày. Vì vậy quan trọng nhất để phòng tránh trẻ bị tiêu chảy đó là phải giữ gìn vệ sinh và phòng ngừa từ những đồ ăn hàng ngày, chọn lựa thực phẩm an toàn, sử dụng các loại bánh và sữa phải đảm bảo chất lượng, kể cả nước uống cũng vậy. Mùa nóng, các gia đình đi du lịch uống nước không tốt cũng dễ gây tiêu chảy.
Bố mẹ cần chọn thực phẩm sạch an toàn để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ

Rửa tay trước khi ăn để phòng tránh trẻ bị tiêu chảy: 

  • Ngoài sử dụng thực phẩm an toàn, vệ sinh tay cũng vô cùng quan trọng. Mọi người từ trẻ nhỏ đến người lớn phải luôn luôn giữ gìn vệ sinh và rửa tay trước khi ăn, bởi nếu thức ăn tốt nhưng tay không được vệ sinh sạch sẽ, dính vi khuẩn, vi rút khi đưa thức ăn vào miệng cũng gây nguy cơ cao bị bệnh tiêu chảy.
  • Việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh rất quan trọng, không chỉ phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy mà còn phòng được rất nhiều bệnh khác.

Tiêm phòng vắc xin Rota: 

  • Hiện nay có một số vắc xin phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy như vắc xin rota. Theo nghiên cứu, những trẻ được tiêm phòng vắc xin hoặc được uống phòng vắc xin Rota tỉ lệ tiêu chảy do vi rút Rota giảm xuống đáng kể.
  • Theo đó, trẻ có thể dùng liều vắc xin đầu tiên kể từ khi được 6 tuần tuổi. Nên cho trẻ uống liều thứ hai cách liều 1 ít nhất 4 tuần. Với 2 liều uống, vắc xin này giúp trẻ chống lại bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota trong vòng 2 năm đầu đời, bảo vệ trẻ em ở thời kỳ cao điểm của bệnh (6 - 24 tháng). Sau khi uống, ngoài việc trẻ được bảo vệ từ 6 - 24 tháng, cơ thể trẻ cũng sẽ tạo miễn dịch sau này.
Tiêm phòng vắc xin Rota là một cách để hạn chế trẻ bị tiêu chảy

 

Thay đổi cách sinh hoạt, lối sống 

  • Cần thay đổi cách sinh hoạt, lối sống cho trẻ. Hiện nay, vì đi du lịch nhiều nên xuất hiện hiện tượng “tiêu chảy du lịch”. Tiêu chảy du lịch xảy ra ở những trẻ sống tại nơi có điều kiện vệ sinh và thực phẩm an toàn, nguồn nước tốt nhưng khi đi du lịch về vùng quê xa xôi hẻo lánh, điều kiện vệ sinh và môi trường nước không tốt thì rất dễ xảy ra tiêu chảy. Do vậy ngoài việc phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy bằng cách giữ gìn vệ sinh, rửa sạch tay, mang theo thực phẩm an toàn khi đi du lịch, bố mẹ cũng nên mang một số loại thuốc đề phòng tiêu chảy.  

Vệ sinh tập thể, nhà trẻ mẫu giáo

  • Ở nơi tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo, 1 trẻ bị tiêu chảy rất dễ lây sang những trẻ khác, vì vậy nhà trẻ, mẫu giáo cần giữ gìn vệ sinh chỗ vui chơi của trẻ. Nền nhà phải được tẩy trùng sạch sẽ, đồ ăn, đồ dùng không được dùng chung. 
  • Đặc biệt, không nên đút cho trẻ ăn chung hay sử dụng khăn lau miệng chung bởi những động tác đơn giản này có thể dễ dàng lây nhiễm tiêu chảy cho trẻ rất nhanh.
     
Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thường xuyên ở nhà trẻ, mẫu giáo

 

Không nên dùng thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh

  • Mùa hè nóng bức, các gia đình có thói quen lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh để bữa sau mang ra hâm nóng sử dụng tiếp. Tuy nhiên việc hâm nóng nhiều khi không đủ giết chết các vi khuẩn ở trong đồ ăn khiến ăn vào dẫn đến trẻ bị tiêu chảy. Có thể người lớn ăn thức ăn đó không bị làm sao nhưng trẻ em bụng dạ yếu sẽ dễ bị tiêu chảy khi ăn phải.

Vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ

  • Trẻ bú sữa mẹ là một cách để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy. Trẻ sinh ra được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ ít bị tiêu chảy hơn trẻ không được bú sữa mẹ, hoặc trẻ được bú sữa mẹ một lượng ít kết hợp với sữa ngoài, bởi trong sữa mẹ có nhiều kháng thể và vệ sinh nhất.
  • Nếu trẻ ăn sữa ngoài, khuyến cáo nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa là tốt nhất bởi dễ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Bình sữa, núm vú cao su có nhiều trường hợp không vệ sinh được sạch sẽ nên sẽ dễ dẫn đến trẻ bị tiêu chảy.
  • Nhiều mẹ cho rằng, bình sữa, núm vú cao su được tráng nước đun sôi và được luộc kỹ là tiệt trùng nhưng vẫn rất khó sạch sữa của lần trước để lại, hơn nữa vi khuẩn đã chết vẫn còn xác vi khuẩn ở lại. Bình sữa hay núm vú cao su được rửa sạch là khi không còn ngửi thấy mùi sữa, mùi của nó phải giống như khi mua về mới đạt yêu cầu.
Nên cho trẻ uống sữa bằng cốc và thìa để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

 

  • Ngoài ra, khi rửa xong bình thường úp bình xuống để ráo nước, khô nhanh nhưng việc dốc ngược bình xuống như vậy sẽ làm cho nước bay hơi đọng lại trong bình. Cách tốt nhất đó là nên để miệng bình ngửa lên và để khô tự nhiên.
  • Bệnh cạnh đó, nhiều bố mẹ mua sữa ngoài nhưng con ăn ít, mở nắp để hơn 1 tuần hoặc nửa tháng chưa ăn hết, việc mở nắp hộp sữa lâu và mở ra mở vào nhiều lần sẽ khiến sữa không còn an toàn nữa, rất dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.
     
Ăn thực phẩm an toàn, rửa tay, tiêm phòng vắc xin Rota, thay đổi lối sống, vệ sinh nhà trẻ, không dùng thức ăn dự trữ, và vệ sinh dụng cụ pha sữa là 7 cách để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy

Related articles

View details Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ
Article
Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ

Mách mẹ bí quyết để phát triển EQ cho trẻ

Bên cạnh IQ, EQ cũng cần rèn luyện để trẻ phát triển cả về trí tuệ lẫn cảm xúc. Xem ngay những bí quyết để phát triển EQ cho trẻ.

5 min to read

View details Có nên bổ sung vitamin cho trẻ thừa cân béo phì?
Article
 Có nên bổ sung vitamin cho trẻ thừa cân béo phì?

Có nên bổ sung vitamin cho trẻ thừa cân béo phì?

8 min to read

View details Thưởng hay phạt - Đâu là cách dạy con ngoan?
Article
Thưởng hay phạt - Đâu là cách dạy con ngoan?

Thưởng hay phạt - Đâu là cách dạy con ngoan?

Nên thưởng hay phạt thường làm cho bố mẹ băn khoăn khi dạy trẻ. Cùng tìm hiểu cách dạy con ngoan bằng những gợi ý đơn giản nhé!

8 min to read

View details Lưu ý khi chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm bò
Article
Bé bị dị ứng đạm sữa bò và những điều mẹ cần biết

Lưu ý khi chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm bò

Cùng tham khảo những điều mẹ cần biết khi bé bị dị ứng đạm sữa bò để có thêm kiến thức nuôi con và cách điều trị thích hợp cho bé.

6 min to read

View details Mách mẹ “bí kíp” tăng sức đề kháng cho bé
Article
Mách mẹ bí kíp tăng sức đề kháng cho bé

Mách mẹ “bí kíp” tăng sức đề kháng cho bé

Xem ngay những gợi ý sau, tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng cho bé đấy mẹ ơi!

3 min to read

View details Vì sao HMOs giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch?
Article
HMOs- thành phần chất rắn phổ biến thứ 3 trong sữa mẹ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch

Vì sao HMOs giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch?

Cùng khám phá những lợi ích của HMOs- thành phần chất rắn phổ biến thứ 3 trong sữa mẹ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

5 min to read

View details HỖ TRỢ TIÊU HÓA - TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ MẦM NON
Article
Hỗ trợ tiêu hóa

HỖ TRỢ TIÊU HÓA - TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ MẦM NON

4 min to read

View details CÁCH GIÚP BÉ TẬP NÓI NHANH Ở TUỔI MẪU GIÁO
Article
Bật mí cách dạy bé tập nói nhanh ở tuổi mẫu giáo

CÁCH GIÚP BÉ TẬP NÓI NHANH Ở TUỔI MẪU GIÁO

Cùng Nestlé Mom & Me tìm hiểu cách dạy bé tập nói nhanh nhờ bổ sung dinh dưỡng khoa học giúp ở tuổi mẫu giáo trong bài viết này bố mẹ nhé!

7 min to read

View details Sữa NAN Nga, NAN Việt và NAN Thụy Sĩ: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu?
Article
chọn sữa mát cho bé

Sữa NAN Nga, NAN Việt và NAN Thụy Sĩ: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu?

Mẹ đang phân vân giữa NAN Nga, NAN Việt và NAN Thụy Sĩ? Cùng tìm hiểu nguồn gốc, công thức dinh dưỡng của 3 sản phẩm này để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho bé nhé!

6 min to read

View details Bật Mí Các Phương Pháp Giúp Bé Thông Minh Vượt Trội
Article
Bật mí các cách phát triển trí thông minh cho trẻ

Bật Mí Các Phương Pháp Giúp Bé Thông Minh Vượt Trội

Làm sao để giúp bé thông minh vượt trội luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ba mẹ. Hãy cùng Nestle tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé! 

6 min to read

View details Trẻ em nóng trong uống gì cho mát? Cách nhận biết và giải pháp
Article
Hình minh họa cách đánh giá sự phát triển chiều cao của bé 2 tuổi

Trẻ em nóng trong uống gì cho mát? Cách nhận biết và giải pháp

Trẻ bị nóng trong người là một vấn đề phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt. Vậy làm sao để biết bé bị nóng? Nestlé Mom&Me sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc đó!

6 min to read

View details HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH PHA SỮA NAN ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU
Article
Bổ sung chất béo đúng cho trẻ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH PHA SỮA NAN ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU

Khám phá cách pha sữa NAN từ Nestlé chi tiết từ vệ sinh dụng cụ đến kiểm tra nhiệt độ sữa đúng chuẩn để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé yêu.

6 min to read

View details Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho trẻ bị táo bón
Article
Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho trẻ bị táo bón

Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho trẻ bị táo bón

Cùng Nestlé Mom&Me tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ với sữa NAN A2, giúp bé từ 2-6 tuổi khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

6 min to read

View details Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
Article
Hệ miễn dịch của trẻ tốt sẽ ngăn bé khỏi tấn công của vi khuẩn, vi rút

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời còn non yếu.

4 min to read

View details Làm Thế Nào Để Dự Đoán Chiều Cao Của Trẻ ?
Article
Làm thế nào để dự đoán chiều cao của trẻ?

Làm Thế Nào Để Dự Đoán Chiều Cao Của Trẻ ?

6 min to read

View details Bảng chiều cao cân nặng theo chỉ số BMI cho trẻ em
Article
BMI Cho trẻ

Bảng chiều cao cân nặng theo chỉ số BMI cho trẻ em

4 min to read

View details Cách nuôi dạy trẻ lên 3 giúp bé vượt qua khủng hoảng
Article
Cách nuôi dạy trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Cách nuôi dạy trẻ lên 3 giúp bé vượt qua khủng hoảng

7 min to read

View details Làm sao để bé bớt bám mẹ, tự tin độc lập
Article
Dạy con tự lập không bám mẹ

Làm sao để bé bớt bám mẹ, tự tin độc lập

Xem ngay gợi ý sau để có cách dạy con tự lập bớt bám mẹ, giúp con tự tin hòa nhập cùng các bạn và phát triển toàn diện hơn nhé!

5 min to read

View details SỮA ĐẠM A2 LÀ GÌ?
Article
Đạm A2 là gì

SỮA ĐẠM A2 LÀ GÌ?

Sữa đạm A2 là gì

4 min to read