Trẻ Bị Đầy Hơi Chướng Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nhìn chiếc bụng to tròn của con thật đáng yêu, nhưng có phải trẻ bị đầy hơi chướng bụng? Dấu hiệu và cách khắc phục là gì? Cùng NAN tìm hiểu nhé!
Ba mẹ nào cũng sẽ thấy hạnh phúc và vui mừng khi ngắm nhìn chiếc bụng căng tròn của con sau khi được ăn no. Tuy nhiên, đằng sau chiếc bụng căng tròn ấy, ba mẹ cũng nên quan sát kỹ kiểu hiện của con nhé, bởi vì có những trường hợp bé gặp phải các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi thì bụng sẽ căng cứng, khó chịu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con đấy. Hãy cùng tìm hiểu tại sao trẻ bị đầy hơi, chướng bụng và các dấu hiệu kèm theo nhé.
Trẻ bị đầy hơi chướng bụng thường có các biểu hiện nào?
Đầy hơi chướng bụng là tình trạng dạ dày và ruột bị dư thừa khí hơi làm cho bụng căng lên gây khó chịu.
Các dấu hiệu trẻ nhỏ bị đầy hơi, chướng bụng:
- Bụng chướng to hoặc sưng phù
- Ợ nhiều đôi khi kèm theo nôn trớ
- Cảm giác đau ở vùng bụng
- Thường xuyên xì hơi
- Mệt mỏi và ăn hay bú kém
Vậy thì nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ là gì?
Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến thường gặp khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đầy hơi và chướng bụng
1. Do nuốt nhiều không khí vào bụng
Đặc biệt là đối với bé sơ sinh hay các trẻ có thói quen ăn uống nhiều và nhanh. Trong quá trình bú hoặc ăn quá nhanh, trẻ vô tình đưa một lượng lớn không khí vào bụng dẫn đến ứ khí, đầy hơi và gia tăng áp lực lên đường ruột cũng như dạ dày gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Đôi khi cảm giác bồn chồn lo lắng cũng khiến trẻ nuốt nhiều không khí hơn bình thường.
Táo bón chính là một trong những nguyên nhân thường xuyên xảy ra nhưng ít được biết đến bởi ba mẹ đặc biệt là ở các bé đã qua độ tuổi tập đi vệ sinh vì sự yên tâm rằng bé đã biết tự đi. Nhưng đôi khi trong quá trình tham gia các hoạt động học tập giải trí bên ngoài, bé sẽ phớt lờ cảm giác muốn đi để dành nhiều thời gian vui chơi hơn hoặc cảm thấy không thoải mái khi đi ở nơi công cộng. Chính vì vậy lâu dần gây táo bón và phân tích tụ sản sinh vi khuẩn ảnh hưởng đến đường ruột khiến trẻ bị chướng bụng và đầy hơi.
3. Trẻ mẫn cảm với các thành phần có trong thức ăn hoặc sữa
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây đầy hơi chướng bụng. Khi cơ thể không dung nạp được một số loại thức ăn, phản ứng bụng phình to và căng tức sẽ xảy ra do một lượng khí lớn sản sinh trong quá trình tiêu hoá các thức ăn đó. Đầy hơi chướng bụng sẽ thường xuyên diễn ra ở các bé có cơ địa mẫn cảm và có chế độ ăn uống chưa phù hợp.
Ngoài ra có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ bị đầy hơi và chướng bụng, trong đó có thể là do các bệnh lý khác gây nên như hội chứng kích ứng ruột (IBS). Nhưng thông thường IBS ít khi xảy ra ở trẻ nhỏ.
Làm gì khi bé bị đầy hơi chướng bụng
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không? Đừng quá lo lắng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng vì đây không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cần đưa bé đến các trung tâm y tế để được thăm khám và kiểm tra xác định nguyên nhân mắc bệnh cũng như có phương pháp chữa trị phù hợp, đặc biệt là ngay khi phát hiện bé có triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, biếng ăn, chóng mặt, bù nôn hay đau thắt ở bụng.
Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm các cách sau đây để giúp trẻ giảm và phòng tránh tình trạng đầy hơi chướng bụng:
1. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh
Mẹ cần cho bé yêu bú đúng cách và đúng tư thế. Mẹ cũng cần tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng, đầy hơi và chướng bụng.
2. Đối với trẻ nhỏ
- Cải thiện hệ tiêu hoá là một trong những phương thức hiệu quả giúp trẻ thoát khỏi tình trạng chướng bụng do đầy hơi. Nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu chất sơ hỗ trợ tiêu hoá như đậu, ngũ cốc và trái cây.
- Việc rèn luyện thể chất và thói quen sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ hợp lý cũng như đi vệ sinh đúng giờ là vô cùng cần thiết giúp trẻ hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
- Luôn giữ cho trẻ có trạng thái tâm lý thoải mái và cân bằng. Cần dạy cho trẻ biết cách chia sẻ khi gặp bất kỳ một vấn đề nào kể cả trong sinh hoạt đời thường bao gồm cả việc đi vệ sinh.
- Tập thói quen uống nước từng ngụm và nhai kỹ khi ăn.
- Chườm ấm vùng chướng và nhẹ nhàng xoa bụng cũng phần nào hỗ trợ giảm sưng trướng. Nhưng mẹ cần tham khảo các chuyên gia y tế để thực hiện đúng cách.
- Hạn chế các thức uống có ga hay các thực phẩm gây kích ứng ruột, rối loạn tiêu hoá.
- Trường hợp các bé có cơ địa mẫn cảm mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân gây mẫn cảm ở trẻ để giúp bé phòng ngừa khỏi các tác nhân gây kích ứng.
Theo một khảo sát thực hiện ở Mỹ năm 2019 cứ mỗi 13 đứa trẻ sẽ có 1 đứa trẻ có cơ địa mẫn cảm dị ứng với thức ăn và tỷ lệ số người bị dị ứng thực phẩm tăng 377% từ năm 2007 đến 2016. Và theo EAACI WHITE PAPER 2018, ước tính đến năm 2050 khoảng 50% dân số thế giới sẽ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm Vậy để chắc rằng các bé yêu được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa các triệu chứng mẫn cảm nếu có cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc lâu hơn theo khuyến cáo của các tổ chức y tế quốc tế.
Khi không đủ sữa mẹ và cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé, việc lựa chọn một loại sữa phù hợp hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng mẫn cảm là cần thiết để giúp hệ tiêu hoá và miễn dịch của bé yêu luôn khoẻ. Sữa công thức với đạm whey thủy phân một phần đã được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh giúp hỗ trợ giảm nguy cơ xảy ra các triệu chứng mẫn cảm, và cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ. Đạm được xử lý nhiệt và thủy phân bằng enzym giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của đạm thông qua việc thay đổi cấu trức và làm giảm kích thước phân tử.
Ba mẹ hãy luôn quan tâm đến các biệu hiện của con để có thể phát hiện được sớm các triệu chứng mẫn cảm ở trẻ và có các biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa thích hợp, giúp con luôn có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện ba mẹ nhé!
Related articles