TRẺ KÉM HẤP THU NÊN BỔ SUNG GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ THIẾU CHẤT?
Bố mẹ nào cũng muốn con có sức khoẻ và phát triển toàn diện. Nhưng đối với trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Nestlé Mom&Me sẽ chia sẻ qua bài viết dưới đây!
Khi bố mẹ phát hiện bé kém hấp thu và chậm tăng cân, việc hiểu rõ "trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì" là điều cần thiết. Những vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Bài viết này sẽ giúp mẹ xác định tình trạng của bé và có những biện pháp hiệu quả, đảm bảo bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Vì sao bé kém hấp thu chậm tăng cân?
Hiểu rõ nguyên nhân khiến bé kém hấp thu và chậm tăng cân là bước đầu tiên để bố mẹ giúp bé giải quyết tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
Trẻ kém hấp thu do biếng ăn
Trẻ biếng ăn thường không nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết, dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng. Điều này có thể do khẩu phần ăn chưa hợp khẩu vị, bé hay ăn vặt, ăn bữa ngoài hoặc bé đang gặp tình trạng tâm lý, sức khỏe bất ổn.
Chế độ ăn không đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng của bé
Mỗi bé ở các độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc không theo thời gian biểu có thể làm hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
Ngoài ra, chế độ ăn không cân bằng, thiếu các nhóm thực phẩm chính và quá nhiều đồ dầu mỡ có thể gây rối loạn tiêu hóa. Việc thiếu các vi chất như canxi, kẽm, magie cũng làm trẻ ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, biếng ăn.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Trẻ ít vận động, không có thời gian ngủ đủ giấc hoặc chế độ sinh hoạt không điều độ cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, giấc ngủ và các hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ thể. Ít vận động, thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ có bệnh lý
Một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, hoặc các bệnh lý kém hấp thu khác có thể làm cho trẻ không thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn. Những bệnh lý này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu nào để nhận biết bé kém hấp thu chậm tăng cân?
Cân nặng của bé thấp hơn so với chuẩn
Nếu mẹ nhận thấy cân nặng của bé thấp hơn so với chuẩn phát triển, đây có thể là dấu hiệu của việc bé kém hấp thu dinh dưỡng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ từ 0-6 tháng tuổi nên tăng khoảng 150-200g mỗi tuần, từ 6-12 tháng tăng khoảng 85-140g mỗi tuần. Nếu bé không đạt mức này, mẹ nên chú ý.
Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, mẹ có thể tham khảo thêm ở bảng tóm tắt mức tăng cân trung bình theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới đây:
Tuổi | Trọng lượng trung bình đầu kỳ (kg) | Trọng lượng trung bình cuối kỳ (kg) | Tăng cân trung bình (kg) |
1 - 2 | 9.5 | 12 | 2.5 |
2 - 3 | 12 | 14 | 2 |
3 - 4 | 14 | 16 | 2 |
4 - 5 | 16 | 18 | 2 |
Bé tăng trưởng chậm hơn các bạn đồng trang lứa
Việc bé có cân nặng và mức tăng trưởng thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa cũng là một dấu hiệu quan trọng. Điều này cho thấy bé đang không nhận đủ lượng thực phẩm và dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.
Bé thường xuyên mệt mỏi, ốm vặt, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng;
Trẻ kém hấp thu thường có hệ miễn dịch yếu, dễ bị mệt mỏi và ốm vặt. Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, hệ miễn dịch sẽ suy giảm, làm cho bé dễ mắc các bệnh lý thông thường và ít có năng lượng để học hỏi, vui chơi.
Bố mẹ cần làm gì khi bé biếng ăn, kém hấp thu và chậm tăng cân?
Tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Khi phát hiện những dấu hiện trên, bố mẹ cần phải có những biện pháp phù hợp để kịp thời cải thiện tình trạng này.
Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Ba mẹ có thể tham khảo Tháp dinh dưỡng cho trẻ để xây dựng chế độ ăn phù hợp, gồm các nhóm dưỡng chất: protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả tươi là những lựa chọn tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý đến sở thích, khẩu vị và cách trang trí bắt mắt để tạo hứng thú cho bé khi ăn.
Tẩy giun định kỳ
Việc tẩy giun định kỳ giúp loại bỏ ký sinh trùng trong đường ruột, cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất của bé. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ từ 1 tuổi trở lên nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe đường ruột.
Khuyến khích bé tăng cường vận động:
Tham gia các hoạt động vận động nhẹ nhàng góp phần kích thích tiêu hóa và tăng cường sức khỏe toàn diện cho bé. Mẹ nên khuyến khích bé tham gia các trò chơi vận động hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này có thể tạo cho bé cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn, đồng thời hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng.
Bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho bé:
Bên cạnh việc cung cấp các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung sữa mát vào chế độ ăn hàng ngày của bé cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bé tăng cân, phát triển toàn diện. Trong số các sản phẩm sữa mát trên thị trường, sữa mát NESTLÉ NAN là một trong những lựa chọn nổi bật nhờ công thức đột phá từ Thụy Sĩ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé kém hấp thu chậm tăng cân phát triển toàn diện, tránh được tình trạng thiếu chất.
Sữa mát Nestlé NAN có nhiều dòng khác nhau, được phát triển để phù hợp với thể trạng và độ tuổi của từng bé: NAN Optipro Plus 4, NAN Supreme 3, NAN Infinipro A2 3 và NANGROW. Các dưỡng chất tương tự như sữa mẹ như hệ dưỡng chất 5 HMOs, đạm A2, đạm whey thủy phân 1 phần,... có trong sản phẩm giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển thể chất, trí não của bé.
Sự chăm sóc đúng cách và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé vượt qua tình trạng kém hấp thu chậm tăng cân. Những thông tin trong bài viết hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bố mẹ trên hành trình chăm con lớn khôn.
Related articles